Thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhanh
Hai gam màu đối lập với bất động sản
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nhớ lại giai đoạn đầu năm 2022, thị trường bất động sản phát triển nóng, sốt đất xảy ra rầm rộ ở nhiều mức độ khác nhau tại các địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường… Kéo theo đó, số lượng các nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường tăng mạnh.
Tuy nhiên, từ cuối quý II/2022, thị trường bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Tình trạng này không chỉ kéo dài một hai tháng, mà đã diễn ra trong suốt nửa cuối năm 2022 và càng về sau, “sức khỏe” thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp càng suy giảm. Thị trường ngưng trệ, trầm lắng do phải chịu quá nhiều sức ép.
![]() |
Ảnh minh họa |
Báo cáo thị trường bất động sản 2022 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, nguồn cung ra thị trường trong năm đạt khoảng 48.500 sản phẩm, tương đương 90% tổng lượng sản phẩm chào bán mới năm 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và chỉ bằng 28% so với năm 2018 (180.000 sản phẩm). Một phần có lẽ do vừa trải qua giai đoạn phát triển “rực rỡ” nên cơ cấu nguồn cung chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, để đầu tư; thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở phù hợp với “túi tiền" của số đông người dân.
Tỷ lệ giao dịch thành công toàn thị trường năm 2022 chỉ đạt khoảng 39%, tương đương với 19.000 giao dịch, bằng 69% lượng tiêu thụ năm 2021 và chỉ bằng 17% lượng giao dịch của năm 2018. Riêng quý IV/2022, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt mức 14%.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Các công ty còn hoạt động phải thu hẹp quy mô đầu tư và kinh doanh, cắt giảm lương và nhân sự, hoặc một nhân sự phải kiêm nhiều công việc để có thể sinh tồn. Tại thời điểm này, nhiều công ty đã buộc phải cho nhân viên nghỉ Tết sớm, ông Hà chia sẻ thêm.
Thị trường bất động sản khó khăn thì nhân sự trong ngành, đặc biệt là tuyến đầu như đội ngũ môi giới bất động sản là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất, ước tính số lượng môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.
Kỳ vọng ở 2023
Dự báo về thị trường bất động sản năm 2023, TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS cho rằng, nếu kinh tế Việt Nam phát triển ổn định thì bắt đầu từ cuối quý I/2023, những dự án phù hợp với nhu cầu như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội đang triển khai dở dang, vướng mắc ở giai đoạn trước có khả năng sẽ được khơi thông, đẩy vào thị trường một nguồn cung mới.
Trong quý I/2023, giao dịch bất động sản có thể vẫn ở mức thấp nhưng ít nhất sẽ duy trì ngang bằng cùng kỳ năm 2022, vì thị trường vẫn có những dự án chất lượng tốt, giá bán phù hợp. Từ quý II đến cuối năm 2023, giao dịch sẽ tăng tốt hơn nếu tình hình vĩ mô được cải thiện.
Trong quý I và nửa đầu quý II/2023, giá bán bình quân có thể sẽ giảm nhẹ sau đó đi ngang. Tuy nhiên, giá căn hộ phân khúc thấp sẽ không giảm, thậm chí tăng nếu nguồn cung không được cải thiện. Đất nền ở những vùng phát triển quá mức, giá đã tăng quá mạnh, sẽ tiếp tục giảm để điều chỉnh về mức phù hợp. Ngược lại, những vùng chưa có nhiều dự án, giá cả sẽ có khả năng tăng.
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc, điểm nghẽn (pháp lý dự án, dòng tiền vào, nguồn cung sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường…) thì thị trường có thể phục hồi rất nhanh bởi nhu cầu vẫn rất lớn.
TS. Nguyễn Văn Đính kiến nghị, các cơ quan quản lý nhà nước cần xác định thị trường bất động sản có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó, đưa ra các chính sách hướng đến mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cho thị trường bất động sản. Trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới, rất cần các chính sách kích hoạt sự phát triển của thị trường bất động sản để làm đòn bẩy thúc đẩy cho các ngành sản xuất đang bị đình trệ như vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, vận tải...
Đồng thời, cần đẩy nhanh quá trình sửa luật để tháo gỡ các điểm nghẽn của thị trường. Tổ công tác Chính phủ cần sớm đưa ra các kiến nghị cụ thể để tháo gỡ nhanh các nút thắt pháp lý đã và đang tạo rào cản cung cấp nguồn hàng vào thị trường và tạo sự đình trệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan. Đặc biệt là các dự án có tính phù hợp với nhu cầu thực của thị trường như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.
Đối với chủ đầu tư và doanh nghiệp phát triển dự án, cần chủ động điều chỉnh cơ cấu lại phân khúc sản phẩm, chú trọng vào phân khúc phù hợp, điều chỉnh các dự án cao cấp tương ứng theo nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp rà soát lại danh mục dự án, giữ lại những dự án có khả năng thực hiện được, chuyển nhượng, chuyển giao các dự án không thể thực hiện được. Các doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho những dự án đã có giấy phép đầy đủ, pháp lý hoàn thiện, tránh việc đầu tư dàn trải, kéo dài tiến độ triển khai.
Các tin khác

Kênh đầu tư năm 2024: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Mở rộng thị trường nhà ở cho công nhân

Đường Đồng Khởi nằm trong “top” mặt bằng bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới

Thị trường thoát đáy, nhiều nhà đầu tư tranh thủ “bắt sóng” mới

Bất động sản và nỗi lo pháp lý

Cho vay bất động sản: Ngân hàng sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ khách hàng

Thị trường bán lẻ cho thuê “diễn biến lạ” cuối năm 2023

Quảng Nam phấn đấu đến năm 2030 xây dựng khoảng 19.600 căn nhà ở xã hội

Tăng sử dụng không gian công cộng để bảo vệ môi trường

Thực chất Công ty Đông Dương đã là chủ đầu tư dự án Vườn Xuân

The OpusK giành 5 giải thưởng quốc tế

Bất động sản Quảng Ngãi: Đất đắc địa đấu giá vẫn "ế"

Thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội hồi phục

Gỡ khó pháp lý cho bất động sản

Phát triển nhà ở xã hội: Cần có quỹ huy động từ nhiều nguồn

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ
