Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thị trường hàng hóa: Cung cầu biến động kéo giá đồng loạt tăng

P.L
P.L  - 
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (19/5). Nhóm năng lượng gây chú ý trên bảng giá khi đi ngược chiều với xu hướng của toàn thị trường. Trong khi đó, thời tiết vẫn là yếu tố lớn nhất chi phối lên diễn biến giá cà phê. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index đi ngang ở mức 2.196 điểm.
aa
Chuyên gia: Ông Trump có thể duy trì thuế 30% đối với hàng hóa Trung Quốc đến cuối năm Thị trường hàng hóa: Giằng co sau đàm phán Mỹ - Trung
Cung cầu biến động kéo giá hàng hóa thế giới đồng loạt tăng
Cung cầu biến động kéo giá hàng hóa thế giới đồng loạt tăng

Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua (19/5), tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng khi các thông tin trái chiều về nhu cầu và nguồn cung liên tục xuất hiện. Đóng cửa, giá dầu Brent đã ghi nhận mức tăng 0,2%, lên mốc 65,54 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI dừng lại ở mốc 62,69 USD/thùng, tương đương với mức tăng 0,32%.

Đà tăng của giá dầu chủ yếu được hỗ trợ bởi những bất đồng quan điểm mới giữa Mỹ và Iran xoay quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Trong cuộc phỏng vấn ngày 18/5, Đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff khẳng định Washington sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào nếu Iran không kiểm soát hoạt động làm giàu uranium, coi đây là “lằn ranh đỏ” không thể vượt qua.

Ngay sau đó, hàng loạt quan chức của Bộ Ngoại giao Iran đã lên tiếng phản bác. Cả Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Abbas Araqchi và Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Majid Takhtravanchi đều cảnh báo về khả năng các cuộc đàm phán trước đó giữa Mỹ và Iran sẽ không đạt được bất cứ kết quả đáng kể nào. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, ông Esmail Baghaei, cho rằng đang có sự khác biệt giữa quan điểm được bày tỏ từ phía Mỹ trên bàn đàm phán và quan điểm đưa nêu trên các phương tiện thông tin truyền thông.

Tuy nhiên, theo ông Baghaei, các cuộc đàm phán giữa hai nước vẫn đang tiếp diễn, với kế hoạch cho vòng đàm phán thứ năm tại thủ đô Rome, Italia trong tuần này. Đặc phái viên Witkoff trong cuộc phỏng vấn trên cho biết ông vẫn lạc quan về tiến trình các cuộc đàm phán. Trước đó, vào ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có phát biểu cho biết hai nước đang tiến gần tới việc đạt được một thỏa thuận mới thay thế thỏa thuận trước đó xác lập vào năm 2015.

Hiện Chính phủ Mỹ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm đến Iran và đặc biệt là khả năng xuất khẩu các mặt hàng năng lượng của nước này. Việc tiến tới một thỏa thuận mới về chương trình hạt nhân của Tehran là điều kiện kiên quyết để các biện pháp trừng phạt này có thể được rỡ bỏ. Tuy nhiên, những diễn biến trên đã giáng một đòn mạnh lên khả năng quay trở lại thị trường quốc tế của nhà sản xuất dầu lớn thứ ba nhóm OPEC.

Ở chiều ngược lại, thông tin về xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ và tình hình sản xuất tại Trung Quốc đã gây áp lực lên giá dầu trong phiên sáng qua, đồng thời kìm hãm đà tăng trong suốt phần còn lại của phiên. Cụ thể, Moody’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ mức cao nhất Aaa xuống Aa1 do lo ngại về nợ công, động thái có thể ảnh hưởng đáng kể tới chương trình cắt giảm thuế của Tổng thống Trump đang được Quốc hội xem xét. Bên cạnh đó, số liệu mới công bố từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp tháng 4 chỉ đạt 6,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh so với mức 7,7% của tháng 3, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Mưa kéo dài, thu hoạch chậm, giá cà phê tăng mạnh

Theo ghi nhận của MXV, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/5, giá cà phê arabica hợp đồng tháng 7 trên sàn ICE US tăng mạnh 2,48%, lên 8.260 USD/tấn, trong khi robusta cùng kỳ hạn trên sàn ICE EU cũng tăng 2,22%, đạt 4.973 USD/tấn. Đà tăng này chủ yếu nhờ thông tin vụ thu hoạch cà phê tại Brazil đang bị chậm lại do mưa kéo dài, đặc biệt tại các vùng trồng robusta trọng điểm như Bahia và Espirito Santo.

Theo Safras & Mercado, tính đến ngày 13/5, mới chỉ 7% diện tích cà phê được thu hoạch, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 10%. Riêng robusta đạt 11% diện tích, giảm so với 16% cùng kỳ năm ngoái, còn arabica chỉ đạt 4%, thấp hơn mức 7% của năm trước.

Hiện tại, mùa xuất khẩu cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao tại Mexico và khu vực Trung Mỹ chỉ còn bốn tháng nữa là kết thúc niên vụ 2024/25. Theo báo cáo, phần lớn sản lượng của các quốc gia này đã được bán ra, hiện chỉ còn lượng cà phê giới hạn trên thị trường. Trong suốt niên vụ, hoạt động xuất khẩu liên tục gặp khó khăn do thiếu tàu, thiết bị, tình trạng tắc nghẽn và cắt giảm lô hàng tại các cảng của Honduras, El Salvador và Nicaragua, khiến tiến độ giao hàng bị trì hoãn đáng kể.

Bên cạnh đó, theo MXV, xuất khẩu cà phê trung bình ngày của Brazil trong nửa đầu tháng 5 chỉ đạt hơn 105.600 bao 60kg, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh nguồn cung ra thị trường quốc tế đang bị chững lại. Trong khi đó, tồn kho robusta trên sàn ICE đạt mức cao nhất trong gần 8 tháng với 4.626 lots, còn tồn kho arabica khoảng 858.530 bao 60kg, mức cao nhất trong hơn 3 tháng trở lại đây, tiếp tục tạo áp lực lên giá trong trung hạn.

Trong khi đó, Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) vừa nâng dự báo sản lượng cà phê năm 2025 lên 55 triệu bao, tăng 2,3% so với tháng trước, trong đó sản lượng arabica dự kiến đạt 37 triệu bao, tăng 3,5% so với dự báo trước nhưng vẫn thấp hơn 7,5% so với năm 2024. Tuy nhiên, lượng cà phê đã bán ra mới đạt 16% sản lượng dự kiến, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nguồn cung thực tế ra thị trường vẫn còn hạn chế.
P.L
MXV

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc xanh tiếp tục duy trì trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên hôm qua (18/6).
Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sau khi tăng ba phiên liên tiếp, đóng cửa ngày hôm qua, chỉ số MXV-Index tăng hơn 1,2% lên 2.304 điểm. Nhóm năng lượng gây chú ý cho giới đầu tư trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại Trung Đông lại nóng. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có đậu tương, ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.