Thị trường hàng hóa: Giá dầu quay lại mức cao nhất trong hai tuần
Thị trường hàng hóa: Giá năng lượng và nguyên liệu công nghiệp biến động rất mạnh Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index lên mức cao nhất trong vòng hơn 8 tháng |
Đáng chú ý, trên thị trường năng lượng, giá dầu quay lại mức cao nhất trong vòng hai tuần qua trước những lo ngại về tình hình nguồn cung. Ở chiều ngược lại, thị trường nông sản chứng kiến đà suy yếu của giá đậu tương sau khi báo cáo WASDE công bố. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,13% lên mức 2.344 điểm.
![]() |
Giá dầu quay lại mức cao nhất trong hai tuần |
Giá dầu nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp
Theo MXV, thị trường năng lượng gây sự chú ý cho các nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày hôm qua khi đóng cửa trong sắc xanh. Toàn bộ 5 mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng giá. Trong đó, giá dầu thô quay lại mức cao nhất trong vòng hai tuần qua do lo ngại các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến nguồn cung dầu từ Nga và Iran và căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Kết phiên, giá dầu Brent tăng 1,13 USD tương đương với 1,5% lên mức 77 USD/thùng, giá dầu WTI tăng 1 USD tương đương 1,4%, lên mức 73,32 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất kể từ ngày 28/1 và là phiên tăng thứ ba liên tiếp kể từ cuối tuần trước.
Theo MXV, thị trường đang lo ngại về việc nguồn cung dầu bị thắt chặt do các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào tàu chở dầu, nhà sản xuất và công ty bảo hiểm, đã làm gián đoạn đáng kể việc vận chuyển dầu của Nga tới các nước nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.
Sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 1 đã giảm xuống mức 8,062 triệu thùng/ngày, thấp hơn 16.000 thùng so với hạn ngạch được OPEC+ phân bổ. Trong khi đó, giá dầu thô châu Á vẫn duy trì ở mức cao, góp phần hỗ trợ đà tăng của thị trường dầu toàn cầu.
Bên cạnh đó, tình hình căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy giá dầu đi lên. Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas tại Gaza đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ do Hamas chưa thả con tin Israel. Mỹ đã bày tỏ việc ủng hộ Israel sử dụng vũ lực nếu điều kiện này không được đáp ứng. Thêm vào đó, cựu Tổng thống Trump đã đe dọa cắt viện trợ đối với Jordan và Ai Cập nếu hai quốc gia này từ chối tiếp nhận người tị nạn Palestine.
Ở chiều ngược lại, các chính sách thương mại mới của Mỹ đang tạo áp lực giảm đối với giá dầu. Ngày 11/2, ông Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu, không có ngoại lệ. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng đã bày tỏ quan ngại về các biện pháp trừng phạt này, khiến nhà đầu tư lo lắng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất đến quý sau. Mức thuế cao có thể thúc đẩy lạm phát, buộc FED và các ngân hàng trung ương duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ lâu hơn, từ đó có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn của EIA cho thấy nguồn cung dầu mỏ sẽ tiếp tục vượt cầu trong những năm tới. Cơ quan này dự báo sản lượng dầu thế giới sẽ đạt 104,6 triệu thùng/ngày vào năm 2025 và 106,2 triệu thùng/ngày vào năm 2026, trong khi nhu cầu tiêu thụ lần lượt đạt 104,1 và 105,2 triệu thùng/ngày.
Thị trường hiện đang chờ đợi số liệu tồn kho dầu của Mỹ và báo cáo chính thức từ EIA. Các nhà đầu tư dự đoán tồn kho dầu Mỹ có thể tăng thêm khoảng 3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 7/2.
Giá đậu tương giảm nhẹ sau báo cáo WASDE
Đi ngược với xu hướng chung của thị trường, lực bán áp đảo trên thị trường nông sản trong phiên giao dịch hôm qua. Sau khi Báo cáo cung - cầu Nông sản thế giới (WASDE) công bố, giá đậu tương giảm nhẹ hơn 0,5% về mức 383 USD/tấn.
Trong báo cáo lần này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã giữ nguyên các dữ liệu cung cầu đậu tương nội địa của nước này như báo cáo tháng trước. Riêng số liệu tồn kho cuối niên vụ 2024-2025 vẫn ở mức 7,6 triệu tấn, trong khi thị trường kỳ vọng con số này sẽ giảm 200.000 tấn. Điều này đã góp phần tạo sức ép cho thị trường sau khi báo cáo phát hành.
Đối với các số liệu thế giới, tồn kho đậu tương toàn cầu giảm 4 triệu tấn xuống còn 124,4 triệu tấn, nhưng vẫn là mức kỷ lục, cao hơn gần 10 triệu tấn so với niên vụ 2018-2019. USDA đã cắt giảm dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2024-2025 của Argentina xuống còn 49 triệu tấn (giảm 3 triệu tấn) và Paraguay xuống còn 10,7 triệu tấn (giảm 0,5 triệu tấn). Không có thay đổi với dữ liệu về sản lượng đậu tương của Brazil, hay các số liệu cung cầu từ Trung Quốc. Nhìn chung, báo cáo WASDE tháng này không nhiều bất ngờ như tháng trước, do đó tác động lên giá của báo cáo cũng khá hạn chế.
Theo công ty AgResource, sản lượng đậu tương của Brazil niên vụ 2024-2025 dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 172,28 triệu tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước đó là 172,07 triệu tấn sau chuyến khảo sát cây trồng. Nếu đạt được con số này, sản lượng đậu tương của Brazil sẽ tăng so với mức 147,52 triệu tấn của niên vụ 2023-2024, khi nông dân tại quốc gia sản xuất và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới phải đối mặt với thời tiết bất lợi. AgResource cho biết vụ mùa bội thu này là nhờ năng suất cao hơn và diện tích trồng mở rộng khoảng 1,37 ha so với niên vụ trước.
Trong khi đó, tại Argentina, mưa đã tiếp tục mang lại niềm hy vọng cho các cánh đồng đậu tương và ngô tại vùng nông nghiệp trọng điểm của nước này. Công ty Tư vấn khí hậu ứng dụng cho rằng sau đợt giông bão vào tuần trước, cây đậu tương tại vùng nông nghiệp trọng điểm của Argentina đã nhận được lượng nước cần thiết đúng vào giai đoạn phát triển quan trọng. Điều này xoa dịu những lo ngại rằng năng suất đậu tương của Argentina sẽ tiếp tục giảm, khiến giá chịu sức ép.Các tin khác

Fed không vội giảm lãi suất trong bối cảnh bất ổn về thuế quan

Sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”

BoJ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh rủi ro thuế quan

Thị trường hàng hóa: Diễn biến giá bị tác động bởi tình hình địa chính trị

Dự báo mới từ Fed: Lạm phát, suy thoái và những ẩn số từ Trump

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index tiến sát mốc 2.300 điểm

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro từ thương chiến

Thị trường hàng hóa: Giá bạc lên mức cao nhất trong 4 tháng, giá ca cao lao dốc

Trung Quốc: Tín dụng chậm hơn dự kiến trong tháng 2

Cân đối tăng trưởng - lạm phát: Bài toán khó của Fed

Fed có thể trì hoãn giảm lãi suất tới giữa năm sau?

Thị trường hàng hóa: Lực mua bắt đáy kéo giá đậu tương đi lên

Mỹ định nâng thuế lên hàng châu Âu, lo ngại suy thoái gia tăng

Mỹ: Lạm phát giá tiêu dùng giảm tốc trong tháng Hai

NHTW Canada giảm lãi suất

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
