Thị trường hàng hóa: Giá đồng lên mức kỷ lục, giá đậu tương tiếp tục giảm
Thị trường hàng hóa: Giá năng lượng và cà phê đồng loạt ‘xanh’ trong tuần qua Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chạm ngưỡng 2.300 điểm |
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm qua, giá đồng COMEX đã vượt 11.400 USD/tấn - mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, bảng giá nông sản vẫn còn chìm trong sắc đỏ…
![]() |
Giá đồng lên mức kỷ lục, giá đậu tương tiếp tục giảm |
Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại
Theo MXV, thị trường chứng kiến sắc xanh tràn ngập trên bảng giá kim loại trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Đáng chú ý là trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp đà tăng thêm 1,32% lên mức kỷ lục chưa từng có - 11.487 USD/tấn.
Đồng COMEX là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng giá mạnh nhất trên thị trường kim loại khi tăng khoảng 25-28% so với đầu năm. Hiện mặt hàng này đang nằm trên vùng giá cao kỷ lục trong bối cảnh lo ngại về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các biện pháp kích thích tiếp theo của Trung Quốc được đưa ra vào tuần trước.
Kim loại công nghiệp này ngày càng trở nên quan trọng khi nhu cầu điện khí hóa các loại xe chạy bằng pin tăng cao, trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ và quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.
Vào cuối tháng trước, Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh yêu cầu Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick mở cuộc điều tra về đồng nhập khẩu vào nước này. Thông báo của Nhà Trắng cho biết cuộc điều tra sẽ đánh giá mức độ đe dọa an ninh quốc gia khi nước này ngày càng phụ thuộc vào đồng và các sản phẩm nhập khẩu. Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, giá đồng COMEX đã leo lên vùng hơn 10.000 USD/tấn.
Thêm vào đó, dữ liệu doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã tăng 4% trong hai tháng đầu năm nay - tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Ngoài ra, vào tháng 2, cả sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định đều tăng trưởng cao hơn ước tính. Điều này đã tác động đáng kể lên tâm lý của thị trường.
Trung Quốc là quốc gia cung cấp và tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới và là một “hạt nhân” của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh toàn cầu. Những động thái của Mỹ cùng với dữ liệu kinh tế tích cực này của Trung Quốc đã tiếp thêm đà tăng cho giá đồng.
Trên thị trường kim loại quý, đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá bạc đảo chiều bật tăng 2,22%, chạm mốc 34 USD/oz. Trong khi đó, bạch kim cũng đi lên 1,07% lên mức 974,7 USD/oz. Dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển vào nhóm kim loại quý khi giới đầu tư lo ngại các chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng rủi ro lạm phát. Nhu cầu trú ẩn tăng mạnh sau khi Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) cảnh báo Mỹ có thể vỡ nợ một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10 năm nay nếu Quốc hội không nhanh chóng nâng trần nợ công.
Giá đậu tương lao dốc trước lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường nông sản. Thị trường đậu tương tiếp tục đà giảm với mức sụt 0,55% về mức 368 USD/tấn trong phiên giao dịch hôm qua.
Theo MXV, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn, đặc biệt là Trung Quốc, tiếp tục là yếu tố chi phối chính, trong khi tín hiệu tích cực từ thị trường châu Âu và lo ngại về nguồn cung từ Brazil chưa đủ mạnh để đảo ngược xu hướng.
Phiên điều trần công khai về đề xuất áp thuế vận chuyển đối với tàu có liên kết với Trung Quốc đã tạo áp lực lớn lên thị trường đậu tương. Phản hồi ban đầu từ các bên liên quan chủ yếu bày tỏ sự phản đối trước đề xuất này, làm gia tăng bất ổn về định hướng chính sách thương mại của Mỹ trong tương lai gần.
Thêm vào đó, hàng loạt biện pháp thuế quan mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 2/4 đối với hàng nhập khẩu từ nhiều đối tác thương mại quan trọng của Mỹ, bao gồm Trung Quốc, Mexico và Canada. Giới phân tích thị trường đang hết sức lo ngại về khả năng các nước này sẽ có biện pháp trả đũa, nhắm vào mặt hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ, trong đó có đậu tương.
Mặc dù xu hướng chung vẫn là tiêu cực, một số tín hiệu tích cực đã xuất hiện từ thị trường châu Âu. Theo báo cáo hàng tuần mới nhất từ Hội đồng châu Âu (EC), lũy kế nhập khẩu khô đậu tương niên vụ 2024-2025 của EU đã đạt tổng cộng 13,6 triệu tấn tính đến ngày 23/3, tăng đáng kể so với mức 10,7 triệu tấn ghi nhận cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu đậu tương cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, phản ánh nhu cầu đang duy trì ở mức cao tại khu vực này. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực này vẫn chưa đủ mạnh để đảo ngược xu hướng giảm giá hiện tại trên thị trường toàn cầu.
Trong diễn biến liên quan đến nguồn cung toàn cầu, Tiến sĩ Cordonnier - chuyên gia hàng đầu về nông sản khu vực Nam Mỹ - đã điều chỉnh giảm dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2024-2025 của Brazil xuống còn 169 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự đoán trước đó.
Nguyên nhân chính được chỉ ra là tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại khu vực phía Nam Brazil, đặc biệt là tại bang Rio Grande do Sul - vùng trồng đậu tương trọng điểm. Sản lượng đậu tương tại bang này hiện được dự báo chỉ đạt 15 triệu tấn, giảm mạnh 3 triệu tấn so với dự báo đưa ra vào tháng Hai và có thể tiếp tục bị điều chỉnh giảm khi thời tiết khô hạn và nóng bức vẫn kéo dài trong khu vực.
Mặc dù có những lo ngại về sản lượng, tiến độ thu hoạch đậu tương tại Brazil hiện đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phần nào giúp giảm bớt áp lực về nguồn cung ngắn hạn và ngăn giá tăng mạnh dù có những thông tin không thuận lợi về sản lượng.Các tin khác

Úc: Lạm phát hạ nhiệt trong tháng 2

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index chạm ngưỡng 2.300 điểm

BoJ đã xem xét khả năng tiếp tục tăng lãi suất

Thị trường hàng hóa: Giá năng lượng và cà phê đồng loạt ‘xanh’ trong tuần qua

NHTW Nhật phát tín hiệu sẽ tăng tiếp lãi suất?

Nhật Bản: Lạm phát cơ bản chạm mức 3% trong tháng 2

Thị trường hàng hóa: Căng thẳng địa chính trị kéo giá dầu tăng

Thị trường hàng hóa: Biến động sau khi Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc duy trì lãi suất cơ bản, tập trung kích thích tài khóa

Fed không vội giảm lãi suất trong bối cảnh bất ổn về thuế quan

Sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”

BoJ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh rủi ro thuế quan

Thị trường hàng hóa: Diễn biến giá bị tác động bởi tình hình địa chính trị

Dự báo mới từ Fed: Lạm phát, suy thoái và những ẩn số từ Trump

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index tiến sát mốc 2.300 điểm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cẩn trọng mua, bán vàng khi thị trường biến động khó lường
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
