Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tăng 15-20% trong năm 2025
Trái phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường
|
![]() |
Ngân hàng và bất động sản vẫn chiếm phần lớn giá trị giao dịch
Bản tin “Tâm điểm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tháng 3” do FiinRatings phát hành ngày 28/3 cho biết so với đầu năm, thị trường ghi nhận thêm 77 lô TPDN có vấn đề (được tính bao gồm giá trị các lô trái phiếu chậm trả lãi/gốc và TPDN giãn hoãn thời hạn thanh toán so với ngày đáo hạn gốc, được tính lũy kế đến 28/2/2025), trị giá 5,54 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm đã chạm mức thấp nhất kể từ khi giai đoạn đỉnh điểm của TPDN có vấn đề vào tháng 2/2023. Trong đó, 63,4% giá trị đến từ nhóm bất động sản. Các doanh nghiệp này đã có loạt lô TPDN giãn hoãn thời gian thanh toán trước đó và vẫn còn nghĩa vụ nợ đáo hạn lớn trong 12 tháng tới, báo hiệu tình trạng chậm trả/giãn hoãn tiếp tục trong năm 2025 đối với nhóm trên.
Ngoài ra, trong tháng 2, một số nhóm ngành khác như sản xuất, thương mại dịch vụ vẫn phát sinh thêm TPDN có vấn đề. Tuy nhiên, FiinRatings cho rằng mặt bằng tỷ lệ TPDN có vấn đề giảm vẫn là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường TPDN đã qua giai đoạn sàng lọc để đang bắt đầu phục hồi.
Về thị trường sơ cấp, trong 2 tháng đầu năm ghi nhận tổng giá trị phát hành đạt 5,5 nghìn tỷ với 4 đợt phát hành, giảm 44.1% so với cùng kỳ trước đó. Trong đó, tháng 2 không ghi nhận phát hành mới ở cả 2 thị trường riêng lẻ và công chúng do diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
![]() |
Hầu hết các lô TPDN mới được phát hành đến từ các tổ chức tín dụng nhằm bổ sung vốn cấp 2, chiếm 94,6% tổng giá trị phát hành.
“Các ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong năm 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng tín dụng và do yêu cầu giảm lãi suất tiết kiệm sẽ làm cho gia tăng khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động tiền gửi”, FiinRatings đánh giá.
Mặt khác, giai đoạn đầu năm thiếu sự tham gia của nhóm doanh nghiệp phi tài chính. Trong thời gian tới, dự thảo sửa đổi Nghị định 155 đưa ra quy định khắt khe hơn về hệ số nợ đối với doanh nghiệp phát hành có thể khiến hoạt động phát hành ra công chúng phần nào chịu tác động.
Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị giao dịch trái phiếu (cả trái phiếu phát hành ra công chúng và riêng lẻ) đạt 167,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cao điểm tháng 12/2024. Giao dịch của hai tháng đầu năm tập trung chủ yếu trong tháng 1, tuy chỉ giao dịch ít ngày do rơi vào dịp nghỉ lễ, thanh khoản của tháng 2 vẫn ở mức cao so với một số thời điểm của năm trước.
Nhóm ngành ngân hàng và bất động sản vẫn chiếm phần lớn giá trị giao dịch trong hai tháng đầu năm, với lần lượt tỷ trọng đạt 36% và 38.9%, tương đương với mức tăng 35,6% (đạt 60,2 nghìn tỷ đồng) và 7% (đạt 65,1 nghìn tỷ đồng).
Họạt động mua lại TPDN lũy kế 2 tháng 2025 đạt hơn 17,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá trị mua lại trong tháng 2 chỉ đạt 3,85 nghìn tỷ đồng, giảm 71,2% so với tháng 1, ở mức thấp nhất trong 3 năm trở lại.
FiinRatings cho rằng, nhu cầu mua lại suy giảm từ nhóm tổ chức phát hành bất động sản là nguyên nhân chính của tình trạng trên, phản ánh qua giá trị mua lại của ngành trong tháng 2 giảm tới 95% so với tháng trước.
Ngân hàng vẫn là người mua chính đối với TPDN
Sang quý II/2025, FiinRatings ước tính 40,6 nghìn tỷ đồng TPDN riêng lẻ sẽ đáo hạn. Cụ thể, 16,5 nghìn tỷ đáo hạn (40,7% tổng giá trị) thuộc về nhóm bất động sản, 11,9 nghìn tỷ (29,2% tổng giá trị) thuộc về lĩnh vực khác, và 8,2 nghìn tỷ (20,2% tổng giá trị) thuộc về nhóm tổ chức tín dụng.
![]() |
Theo đó, một số tổ chức phát hành có giá trị đáo hạn lớn có thể kể đến Vietinbank (4.950 tỷ đồng), Wincommerce (3.000 tỷ đồng), TNR holdings (2.923 tỷ đồng) và Cho thuê tài sản TNL (2,862 tỷ đồng).
Dự báo về thị trường TPDN trong năm 2025, FiinRatings cho rằng giá trị dư nợ của thị trường TPDN sẽ tăng 15-20%. Trong đó, ngân hàng tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2 là TPDN nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ trong khi mặt bằng lãi suất huy động được kiểm soát để không tăng. Điều này sẽ tạo áp lực lên việc đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn hiện tại như quy định về tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) và sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng vốn cấp 1 (vốn cổ phần) nhưng đòi hỏi thời gian dài và phụ thuộc vào bối cảnh của thị trường chứng khoán để có thể thực hiện và hoàn tất.
Các chuyên gia cho rằng quy định mới về phát hành trái phiếu riêng lẻ và chào bán đại chúng được sớm kỳ vọng sẽ đi vào áp dụng trong nửa cuối 2025 làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng hàng hóa trái phiếu và thu hút nhà đầu tư tham gia kênh đầu tư này trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm được duy trì thấp.
“Ngân hàng vẫn là người mua chính đối với TPDN nhờ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao sẽ là cơ sở để các ngân hàng gia tăng tỷ trọng đầu tư hoặc cấu trúc tín dụng dưới hình thức TPDN”, FiinRatings nhận định.
Kế hoạch phát hành TPDN đã công bố đa phần thuộc về nhóm tổ chức tín dụng với nhu cầu về vốn trung dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản khả năng cũng sẽ có kế hoạch phát hành TPDN nhiều hơn trong năm nay khi môi trường kinh doanh được cải thiện.
Các tin khác

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

Chứng khoán toàn cầu lao dốc phiên thứ hai liên tiếp

Chứng khoán Việt Nam trải qua phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử
![[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/03/16/infographic-thi-truong-trai-phieu-chinh-phu-thang-32025-20250403162251.png?rt=20250403162315?250403044101)
[Infographic] Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 3/2025

Hệ thống KRX dự kiến vận hành vào ngày 5/5

Giá trị giao dịch bình quân trên HNX tăng 7,9% so với tháng trước

Họ VIC và Ngân hàng dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 10 điểm

Lường trước rủi ro để quản lý giao dịch tài sản mã hóa

Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong ngày đầu tuần 31/3

Thiếu vắng lực cầu, VN- Index đối mặt với rủi ro điều chỉnh

Nhóm Cao su đồng loạt chạm sàn, VN-Index giảm 10,6 điểm
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh giác chiêu trò sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
