Thỏa thuận hơn 15 tỷ USD giảm phát thải triển khai tới đâu?
Việt Nam công bố tham gia Thỏa thuận hợp tác chuyển dịch năng lượng công bằng - Just Energy Transition Partnership (thỏa thuận JETP) nhằm thúc đẩy lĩnh vực năng lượng tái tạo và đẩy nhanh quá trình giảm dần nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đầu tư vào các ngành nghề của tương lai và việc làm phù hợp với quá trình chuyển dịch. Đây là một trong những nỗ lực tích cực của Việt Nam nhằm hiện thực hóa cam kết đạt được mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050 đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26). Theo đó, một số bên liên quan có thỏa thuận huy động 15,5 tỷ USD cho Việt Nam, quá trình thực hiện các cam kết này như thế nào?
![]() |
Ông Christian Déséglise, Giám đốc phụ trách Cơ sở hạ tầng và sáng tạo bền vững của tập đoàn HSBC, người phụ trách chính của ngân hàng trong thỏa thuận JETP về Indonesia và Việt Nam cho biết: Về cơ bản, đây là các thỏa thuận tài chính đa phương nhằm đẩy nhanh tiến trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, và giải quyết những hệ lụy xã hội xảy ra trong chính quá trình ấy.
Mô hình này lần đầu tiên thu hút sự chú ý vào năm 2021, khi một thỏa thuận trị giá 8,5 tỷ USD được công bố cho Nam Phi, với sự hợp tác của Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Tiếp nối thỏa thuận đó là gói 20 tỷ USD cho Indonesia và một thỏa thuận 15,5 tỷ USD cho Việt Nam vào năm ngoái. Dự kiến sắp tới sẽ có thêm các thỏa thuận dành cho Ấn Độ và Senegal.
Thỏa thuận JETP cho phép những người có vai trò chủ chốt hợp tác cùng nhau trong việc thiết kế, tìm kiếm nguồn tài trợ và triển khai một kế hoạch phù hợp với nhu cầu và cụ thể của mỗi quốc gia. Thỏa thuận được củng cố thêm bởi cam kết từ quốc gia đó nhằm thúc đẩy các tham vọng cải thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu, tương ứng với cam kết tài trợ và hỗ trợ từ phía các đối tác bên ngoài.
Việc ngừng sử dụng các nhà máy nhiệt điện than và thay thế bằng năng lượng tái tạo sẽ là trọng tâm chính trong các kế hoạch. Nhưng phải được triển khai làm sao để giảm thiểu được tác động tiêu cực. Đó là lý do tại sao mục tiêu thứ ba của các thỏa thuận JETP là thực hiện các chính sách hỗ trợ những cộng đồng bị ảnh hưởng, như đảm bảo người lao động ở các vùng khai thác than có thể tiếp cận chương trình đào tạo lại cho người lao động.
Đầu tư “xanh” đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn, lâu dài. Theo ông Việt Nam nên làm gì để thu hút nguồn vốn cho phát triển bền vững?
Từ những kinh nghiệm ở các quốc gia đã thực hiện, theo quan điểm của tôi, đưa khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngay từ đầu vào các sáng kiến có thể tạo điều kiện giúp huy động tài chính quy mô lớn và mở ra những cơ hội về vốn lớn hơn.
Như trường hợp của Indonesia và Việt Nam, đại diện ngành tài chính là Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu cân bằng phát thải (Glasgow Financial Alliance for Net Zero - GFANZ). Trong đó, HSBC đóng vai trò chủ đạo, giúp nhận diện những rào cản đối với đầu tư tư nhân tại mỗi quốc gia, cũng như đề xuất các giải pháp.
Cụ thể, thỏa thuận JETP của Việt Nam sẽ huy động 7,75 tỷ USD từ Nhóm các nước đối tác quốc tế (International Partners Group - IPG) đứng đầu là Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh và nguồn tài chính tư nhân đối ứng tương đương từ các thành viên Nhóm làm việc chuyên trách của GFANZ trong đó có HSBC.
Chúng tôi hiện đang phối hợp cùng GFANZ và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thảo luận các bước tiếp theo nhằm triển khai thỏa thuận JETP với sự hỗ trợ của HSBC. Những nỗ lực này đã được thảo luận trong cuộc họp gần đây của ông Surendra Rosha, đồng tổng giám đốc HSBC châu Á - Thái Bình Dương và các quan chức Việt Nam, trong số đó có buổi trao đổi với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
![]() |
Năng lượng sạch – “cuộc chơi” tốn kém nhưng cần thiết |
Với tư cách là một ngân hàng, chúng tôi cũng đang hỗ trợ cho Cơ chế chuyển đổi năng lượng, từ than sang năng lượng tái tạo. Sáng kiến này do Ngân hàng Phát triển châu Á dẫn đầu, cũng nằm trong khuôn khổ phục vụ cho thỏa thuận JETP.
Các ngân hàng Việt Nam hiện đã bắt đầu tài trợ cho các dự án “xanh” nhưng chưa nhiều. Theo ông làm cách nào thúc đẩy nguồn tài chính quan trọng này?
Các dự án năng lượng tái tạo ở Indonesia cũng như ở Việt Nam trước đây thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nguyên nhân rất nhiều, từ những cân nhắc về rủi ro tín dụng và ngoại hối đến các vấn đề pháp lý. Trong các nhóm làm việc, chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến “khả năng sinh lời” của dự án và tìm cách khắc phục. Các định chế tài chính phối hợp như Pentagreen - liên doanh của HSBC với công ty đầu tư Temasek - có thể là một giải pháp khả thi. Định chế này có thể tài trợ vốn cho những dự án mà các ngân hàng thường không mặn mà.
Đóng góp vai trò trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một thế giới bền vững hơn là một phần quan trọng trong chiến lược của ngân hàng chúng tôi với tư cách là một. Bên cạnh đó, HSBC am hiểu sâu rộng về thị trường Việt Nan nên có thể mang những hiểu biết thị trường này đến với cộng đồng toàn cầu để thúc đẩy các quan hệ đối tác.
Tóm lại, những thỏa thuận trên mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Đó là những sáng kiến mang tính dài hơi với các gói tài trợ ban đầu dự kiến được giải ngân trong vòng 3 đến 5 năm. Điều quan trọng là tất cả các bên duy trì cam kết và đi cùng với nhau qua hết tiến trình. Nếu thành công, tôi tin rằng các thỏa thuận JETP có thể tạo ra mô hình kiểu mẫu cho mục tiêu giảm phát thải các-bon trên toàn thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Doanh nghiệp vững vàng hơn nhờ sản xuất xanh

Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu 2023

SeABank cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng, danh hiệu tiêu biểu

Doanh nghiệp có cường tráng, đất nước mới cường thịnh

Chuyển đổi số thúc đẩy hoạt động quản trị công ty

Ra mắt sách đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar

Khởi nghiệp xanh tạo ra nhiều doanh nông trẻ và sản phẩm bản địa

Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất trong vòng 10 năm

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài hiệu quả

Doanh nghiệp cần tư duy đúng về phát triển bền vững

Xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” năm 2023

Doanh nghiệp mía đường trước “cơ hội vàng” để làm chủ sân nhà

Lo ngại khuynh hướng chuyển dịch hợp tác xã thành công ty

Đà Nẵng, tín hiệu vui từ đầu tư trong nước

Vinhomes đạt Top 10 chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam tại BCI Asia Awards 2023

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
