Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thủ tướng: Đại dương đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng

LĐ
 - 
Ngày 9/6, tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại thành phố Nice (Pháp), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.
aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khẳng định, vị trí địa lý quan trọng của ASEAN luôn là trái tim của một Châu Á biển, nơi các dòng chảy thương mại, văn hoá và hợp tác tụ hội qua nhiều thế kỷ. Trong đó, Biển Đông là một trong những vùng biển có ý nghĩa chiến lược bậc nhất trên thế giới, nơi hội tụ các tuyến hàng hải huyết mạch, hệ sinh thái biển giàu có, và là điểm tựa về sinh kế, bản sắc văn hóa, an ninh của hàng trăm triệu người.

Tuy nhiên, đại dương của chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, khai thác hải sản quá mức và căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng đang từng bước làm tổn hại đến sức khỏe của đại dương và xói mòn lòng tin giữa các quốc gia.

Để giải quyết những thách thức đang nổi lên này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 4 định hướng ưu tiên của các nước ASEAN bao gồm: Gìn giữ biển và đại dương phải luôn là không gian của hòa bình, hợp tác phát triển và trách nhiệm chung; thúc đẩy tích hợp phương pháp tiếp cận toàn cầu xuyên suốt và các nỗ lực khu vực trong quản trị biển, đại dương; xác định biển và đại dương là một động lực cốt lõi của phát triển thịnh vượng; và kêu gọi đẩy mạnh hơn nữa quản trị đại dương toàn cầu, dựa trên hợp tác thay vì cạnh tranh, nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững số 14.

Thủ tướng tái khẳng định quan điểm của ASEAN đề cao các giá trị của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, bản Hiến pháp của Đại dương – và các hiệp định thực thi Công ước, là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Thủ tướng nhấn mạnh kỳ vọng của ASEAN rằng, Hội nghị UNOC 3 sẽ khơi dậy tinh thần đoàn kết, với những cam kết mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành các quan hệ đối tác chiến lược, làm chất xúc tác cho những hành động chuyển đổi vì đại dương xanh.

Thủ tướng tái khẳng định quan điểm của ASEAN đề cao các giá trị của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tái khẳng định quan điểm của ASEAN đề cao các giá trị của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp sau đó, với vai trò đại diện của Việt Nam phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đưa ra cảnh báo về một nghịch lý đáng lo ngại, khi đánh giá rằng, mặc dù biển và đại dương chiếm hơn 70% bề mặt trái đất, là hệ sinh thái lớn nhất của "Hành tinh xanh", nhưng mục tiêu số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương lại có mức đầu tư thấp nhất trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cộng đồng quốc tế cần hành động nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nữa và cần có sự chung tay của các quốc gia, khu vực và toàn thế giới trong bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương xanh. Để làm được điều này, Thủ tướng cho rằng cần kiên trì, nhất quán phương pháp tiếp cận khoa học, biện chứng mang tính toàn dân, toàn diện và toàn cầu; trên cơ sở nguyên tắc công bằng, bình đẳng, bao trùm, hợp tác phát triển và hài hòa lợi ích; bằng những cơ chế, chính sách, giải pháp và hành động cụ thể.

Thủ tướng cũng đề xuất 6 định hướng trọng tâm bao gồm: Chú trọng cơ sở khoa học gắn kết với kinh nghiệm dân gian trong hoạch định chính sách; thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế biển bền vững; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; tiếp cận tổng thể, đa ngành trong quản trị phát triển biển và đại dương; thúc đẩy kết nối liên vùng, liên quốc gia, liên châu lục, hình thành mạng lưới các trung tâm kinh tế biển xanh khu vực và toàn cầu; đề cao đoàn kết, hợp tác quốc tế trong bảo tồn, phát triển biển và đại dương bền vững.

Tái khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam đã và đang cùng các đối tác hành động toàn diện, mạnh mẽ và ở nhiều cấp độ biện pháp khác nhau để hiện thực hóa mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững môi trường biển (SDG 14) trên tinh thần "3 chủ động": Chủ động triển khai các chính sách, chương trình để phát triển các ngành kinh tế biển xanh, phục hồi hệ sinh thái biển; chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các bên liên quan, đặc biệt trong việc chia sẻ tri thức và chuyển giao công nghệ; chủ động đề xuất, tích cực tham gia và triển khai các sáng kiến ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng Chính phủ thông báo việc Việt Nam đăng ký 15 cam kết tự nguyện trong các lĩnh vực khác nhau về quản trị biển và đại dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ thông báo việc Việt Nam đăng ký 15 cam kết tự nguyện trong các lĩnh vực khác nhau về quản trị biển và đại dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Hội nghị này, với phương châm coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán đúng thời điểm, "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện có hiệu quả cụ thể", Thủ tướng Chính phủ thông báo việc Việt Nam đăng ký 15 cam kết tự nguyện trong các lĩnh vực khác nhau về quản trị biển và đại dương.

Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Chính phủ đưa ra thông điệp mạnh mẽ: "Chúng ta hãy cùng nhau hành động, đoàn kết, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo để đại dương mãi là không gian của hòa bình, hợp tác, phát triển và phồn vinh cho các thế hệ hôm nay và mai sau".

Tin liên quan

Tin khác

Rà soát đầy đủ, xây dựng phương án khả thi xử lý các dự án có khó khăn, vướng mắc

Rà soát đầy đủ, xây dựng phương án khả thi xử lý các dự án có khó khăn, vướng mắc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ban Chỉ đạo 751 tiếp tục phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát đầy đủ các dự án có khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng, đặc biệt phải xây dựng được phương án khả thi để xử lý theo phân cấp phân quyền.
Đại hội Đảng bộ NHNN tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2025 - 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ NHNN tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2025 - 2030 thành công tốt đẹp

Ngày 23/6/2025, Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Báo toàn quốc 2025 đã bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi. Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đã đạt Giải C - giải “Sự kiện, hoạt động ấn tượng”.
Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong dòng chảy 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí ngành Ngân hàng từng bước khẳng định vị thế với những dấu ấn phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tại Hội Báo toàn quốc 2025, gian hàng của Liên Chi hội Nhà báo ngành Ngân hàng là minh chứng cụ thể phản ánh tinh thần đổi mới, sự chuyên nghiệp và những đóng góp thiết thực của đội ngũ làm báo trong Ngành đối với sự phát triển báo chí và sự nghiệp chung của ngành Ngân hàng.
Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Ngày 20/6, triển khai Quyết định số 2223/QĐ-NHNN ngày 30/5/2025 và Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 28/4/2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề "Chiến lược số và ứng dụng AI trong quản lý, chỉ đạo, điều hành NHNN" dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương. Lớp bồi dưỡng có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng.
Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Trong không khí thiêng liêng, xúc động và tự hào tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, đây là một hành trình vẻ vang viết nên bằng trí tuệ, tâm hồn dân tộc, bằng tinh thần Cách mạng tấn công, bằng sự hy sinh cao cả và bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm báo cách mạng Việt Nam
Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tối 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.