Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tiếp sức cho nghệ thuật sơn mài

Dương Khánh Thảo
Dương Khánh Thảo  - 
Việc hợp tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia với Hàn Quốc và các nước có di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật mài truyền thống sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị độc đáo của nghề sơn mài truyền thống Việt Nam trên phạm vi quốc tế. 
aa

Được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là điều ao ước của nhiều môn/ ngành nghệ thuật. Sau nghi lễ và trò chơi kéo co, nghệ thuật sơn mài của Việt Nam tiếp tục được Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc đề nghị cùng xây dựng hồ sơ đa quốc gia trình UNESCO ghi danh nghệ thuật sơn mài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Người trong giới chờ đợi được vinh danh, song nghệ thuật sơn mài nước ta cũng đứng trước biết bao thách thức.

Tiếp sức cho nghệ thuật sơn mài
Tác phẩm Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí

Riêng về làng nghề làm tranh sơn mài, đồ gia dụng chất liệu sơn mài, chúng ta có không ít làng nghề nổi tiếng. Theo thời gian, nhiều làng nghề đã bị mai một, chỉ còn hai làng hiện vẫn giữ được nghề. Ở huyện Thường Tín (Hà Nội) có làng sơn mài Hạ Thái, làng đã được quy hoạch khu sản xuất tập trung, với hàng chục hộ sản xuất và hàng chục doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo tìm hiểu, nghề đã được hình thành từ thế kỷ 17, trên nền cơ sở là nghề sơn son thếp vàng. Sau này, các nghệ sĩ, họa sĩ tìm tòi và mở rộng nghề, phát triển đa dạng và chế tác trên nhiều chất liệu như làm sơn mài trên nền vỏ trai, gỗ, đá, kim loại… Sản phẩm của làng có độ bền, bóng cao, được khách nước ngoài ưa chuộng và đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Hay như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, thuộc thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cũng nổi tiếng với các sản phẩm. Nhiều nghệ nhân tâm huyết đã dày công giữ nghề, dù theo thời gian, sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm mỹ nghệ khác, sơn mài Tương Bình Hiệp không tránh khỏi thăng trầm.

Tự hào về nghề truyền thống, họa sĩ Thái Kim Điền – Chủ tịch Hiệp hội Điêu khắc và sơn mài Bình Dương cho biết: “Người ta biết đến nghề sơn mài Thủ Dầu Một là nhờ chất lượng, chứ không phải số lượng. Mỗi nghệ nhân thể hiện cá tính riêng, bằng nét vẽ, chất liệu, cùng một sản phẩm nhưng qua hai lần vẽ, cái thần thái và cái hồn đã khác rất xa”. Song anh Điền cũng cho rằng, làng nghề đang vấp phải hạn chế, chưa mở rộng được thị trường. Mà để làng nghề “sống” được, sản phẩm phải được tiêu thụ.

Trong lịch sử mỹ thuật, Việt Nam cũng có nhiều họa sĩ ghi danh trong mảng tranh sơn mài, đồng thời ngày càng nhiều họa sĩ đương đại thành công trong mảng hội họa, điêu khắc bằng chất liệu sơn mài.

Nhìn ngược thời gian, vào năm 1925 khi thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương, các học viên thế hệ đầu tiên đã pha chế , sáng tạo ra các nguyên liệu tự nhiên kết hợp với vỏ trứng, vỏ ốc để sáng tạo ra chất liệu sơn mài không chỉ dùng để sản xuất ra các sản phẩm mỹ nghệ mà còn để sáng tác hội họa.

Và sau thời gian đó, tranh sơn mài Việt Nam đã phát triển rực rỡ. Công đầu thuộc về họa sĩ Nguyễn Gia Trí - người đã đặt nền móng xây dựng, mở ra hướng đi cho các họa sĩ khác là Nguyễn Tư Nghiêm, Phan Kế An, Nguyễn Sáng.

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, bây giờ các họa sĩ chú trọng và đầu tư thật sự cho mảng mỹ thuật sơn mài ngày càng ít. Một số người còn giảm bớt các công đoạn làm tranh, hoặc sử dụng không đúng nguyên liệu làm sơn mài truyền thống, một số lại làm không đúng quy trình và sử dụng những nguyên liệu sơn mài không đúng với truyền thống.

Một thách thức không kém, là muốn bảo tồn được nghệ thuật sơn mài, phải giữ được vùng nguyên liệu. Theo các chuyên gia văn hóa, ở nước ta có vùng núi Thanh Sơn (Phú Thọ) trồng được giống cây này và cho ra nguyên liệu đạt chuẩn. Nếu vùng nguyên liệu này không “vững”, thì nghệ thuật sơn mài chính thống khó “trụ”. Bởi thế, làm sao khuyến khích được người dân tích cực trồng, chăm sóc, tạo ra nguyên liệu tốt là điều các cơ quan chức năng phải tính đến.

Việc hợp tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia với Hàn Quốc và các nước có di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật mài truyền thống sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị độc đáo của nghề sơn mài truyền thống Việt Nam trên phạm vi quốc tế. Song theo các chuyên gia văn hóa, để tránh nhàm, đi vào trào lưu “di sản”, đệ hồ sơ tràn lan bề nổi mà thiếu thực chất, thì chính những người trong giới phải ý thức được tầm quan trọng của di sản.

Tức là, anh phải là người thực hiện trách nhiệm, đề ra những kế hoạch cụ thể, gìn giữ và bảo lưu, đồng thời phát triển di sản ấy, chứ không phải chờ đợi được công nhận rồi… bỏ đó.

Dương Khánh Thảo

Tin liên quan

Tin khác

Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa

Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa

Sáng Chủ nhật ngày 11/05/2025, Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp tổ chức buổi tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa”, đồng thời cho ra mắt 2 cuốn sách “Kí ức kiều bào: Lính thợ - Lao động Việt Nam đến Pháp giữa Thế chiến II” và “Kí ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế Giới” của họa sĩ Clément Baloup. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của một dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam.
Hội đồng Anh khởi động Chương trình tài trợ Kết nối thông qua Văn hóa

Hội đồng Anh khởi động Chương trình tài trợ Kết nối thông qua Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác nghệ thuật mạnh mẽ, xuyên biên giới giữa Vương quốc Anh và thế giới
Làng cờ Từ Vân tích cực sản xuất phục vụ đại lễ

Làng cờ Từ Vân tích cực sản xuất phục vụ đại lễ

Trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) năm nay, không khí tại làng nghề truyền thống Từ Vân (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh cờ Tổ quốc, tất bật sản xuất từ sáng sớm đến tối muộn, cung ứng hàng nghìn lá cờ mỗi ngày để phục vụ đại lễ trọng đại của toàn dân tộc.
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về CTMTQG phát triển văn hóa

Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về CTMTQG phát triển văn hóa

Chính phủ ban hành Nghị quyết 114/NQ-CP kế hoạch triển khai Nghị quyết 162/2024/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển văn hóa
Sân chơi trong thành phố: Niềm cảm hứng từ nửa vòng trái đất

Sân chơi trong thành phố: Niềm cảm hứng từ nửa vòng trái đất

Với mong muốn bảo vệ môi trường cùng sự khát khao tạo nên những không gian chơi cho trẻ em, kiến trúc sư (KTS) Chu Kim Đức và nhóm Think Playgrounds xây dựng gần 175 sân chơi miễn phí từ những vật liệu tái chế.
Thi đua không phải khẩu hiệu, mà là cam kết hành động

Thi đua không phải khẩu hiệu, mà là cam kết hành động

Ngày 26/4, tại Hà Nội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tuyên dương Điển hình tiên tiến lần thứ VI (2020 - 2025). Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đã đến dự và phát biểu tại hội nghị.
Ra mắt Tập 22 Công trình sách “Ký ức người lính”

Ra mắt Tập 22 Công trình sách “Ký ức người lính”

Ngày 25/4/2025, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban Biên soạn và CLB Truyền thống Kháng chiến Khối Vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu Tập 22 Công trình sách “Ký ức người lính”. Tác phẩm này viết riêng về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
[Infographic] Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại Phố cổ Hà Nội

[Infographic] Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại Phố cổ Hà Nội

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025), hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 1/6, tại Phố cổ Hà Nội, hứa hẹn là điểm đến văn hóa đặc sắc, lan tỏa giá trị truyền thống, lịch sử tới thế hệ trẻ cũng như du khách.
Bước đi mới trong giáo dục khai phóng tại Victoria School

Bước đi mới trong giáo dục khai phóng tại Victoria School

Vào tối 19 và 20/04/2025 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria đã công diễn vở nhạc kịch The Enchanted Crossbow – một tác phẩm sân khấu độc đáo, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chiếc nỏ thần và được thể hiện theo phong cách Broadway hiện đại, hòa quyện cùng tinh thần lãng mạn bi tráng của Romeo & Juliet.
Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.