Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030:

Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

09:26 | 05/05/2021 70 năm Ngân hàng Việt Nam
aa
Ngành Ngân hàng cần được phát triển một cách toàn diện ở cả góc độ quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
tiep tuc kien dinh voi cac dinh huong trong tam dat ra
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh

Trong bất kỳ một ngành nghề hay một lĩnh vực nào, việc xác định các trọng tâm cơ bản làm kim chỉ nam, định hướng cho quá trình phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng, từ đó các hành động cụ thể được triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, có hệ thống, tạo nên sức mạnh tổng hợp và đạt được hiệu quả tối ưu. Ngành Ngân hàng không phải là ngoại lệ. Căn cứ thực tiễn hoạt động qua nhiều năm, nắm bắt các xu hướng phát triển trên thế giới và bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước, ngành Ngân hàng cũng đã nhận diện ra những trọng tâm để định hình các bước phát triển trong tương lai.

Trong giai đoạn từ nay đến 2025 và định hướng đến 2030, các trọng tâm đó được xác định thông qua Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030 và cụ thể hơn tại một số chiến lược/đề án bộ phận như: Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia; Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin ngành Ngân hàng Việt Nam; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Ngành; Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán và quyết toán; Chiến lược phát triển VAMC; Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi; Chiến lược phát triển Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam…

Phát triển toàn diện

Theo đó, ngành Ngân hàng cần được phát triển một cách toàn diện ở cả góc độ quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Với NHNN phải từng bước được hiện đại hóa. Theo thời gian, mô hình tổ chức và vận hành của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã rất khác so mô hình đầu tiên thành lập tại Thụy Điển vào năm 1668. Những thay đổi này là kết quả của quá trình điều chỉnh mô hình sau mỗi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hoặc những vấn đề chính sách dai dẳng trong lịch sử. Chẳng hạn như để giải quyết vấn đề lạm phát phi mã trong những năm 70 hoặc 80, ngân hàng trung ương được gắn với mục tiêu ổn định giá cả. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 lại đặt ra yêu cầu gia tăng vai trò của ngân hàng trung ương đối với sự ổn định tài chính. Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, vị thế phát hành tiền của các ngân hàng trung ương gặp nhiều thách thức với sự xuất hiện của nhiều loại tiền tệ mới (tiền ảo, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương…); vai trò thanh tra giám sát, cấp phép hoạt động, bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD cũng cần thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới, các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng phi truyền thống... Vì vậy, xu hướng hiện đại hóa ngân hàng trung ương là tất yếu và cần thiết để đảm bảo các ngân hàng trung ương đủ năng lực thực hiện tốt các vai trò, sứ mệnh quan trọng của mình.

tiep tuc kien dinh voi cac dinh huong trong tam dat ra
Hệ thống các TCTD giữ vai trò trọng yếu trong hệ thống tài chính

Việc hiện đại hóa ngân hàng trung ương ở mỗi quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù kinh tế - xã hội của mỗi nước. Đối với Việt Nam, định hướng hiện đại hóa hoạt động của NHNN được cụ thể hóa tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng với bốn nội dung cơ bản.

Thứ nhất, tổ chức, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tăng tính hiệu lực, hiệu quả của NHNN. Theo đó phải tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn và tổ chức lại các vụ, cục thuộc trụ sở chính của NHNN nhằm tập trung quản lý và điều hành theo các khối hoạt động, bảo đảm yêu cầu thông suốt và hiệu quả; tiếp tục sắp xếp hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính và cung ứng dịch vụ tài chính; Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tiền tệ và ổn định tài chính, tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình. Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành của NHNN theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế; Xây dựng và ban hành cơ chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các TCTD và doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu.

Thứ hai, gia tăng vai trò, năng lực của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ, ngoại hối, vàng, tín dụng. Cụ thể, cần tăng tính độc lập của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Đổi mới công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với quy mô dự trữ ngoại hối và thông lệ quốc tế. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tiến tới xóa bỏ cơ bản tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Đổi mới khuôn khổ quản lý thị trường vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh”.

Thứ ba, thực thi vai trò giám sát các hệ thống thanh toán, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh toán và hệ thống giao dịch tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế. Phải xây dựng, phát triển, hoàn thiện các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế thông suốt (như: hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động, hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng) bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt. Hoàn thiện chức năng giám sát của NHNN phù hợp các chuẩn mực giám sát theo thông lệ quốc tế; giám sát hiệu quả các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế và việc cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới.

Thứ tư, thực thi vai trò thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo đảm an toàn, lành mạnh hệ thống các TCTD, bảo đảm ổn định tài chính. Theo đó, hoàn thiện mô hình tổ chức Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng phù hợp với lộ trình đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHNN; đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát; Tăng cường đầu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; Xây dựng cơ chế kiểm soát cán bộ đồng thời với cơ chế bảo vệ cán bộ phù hợp, hạn chế rủi ro pháp lý cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát trong ngành Ngân hàng; Tăng cường chất lượng thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là TCTD; kiểm soát tính liên thông giữa các TCTD với các định chế tài chính thuộc phạm vi thanh tra, giám sát của NHNN.

Với các định hướng trên, trong thời gian qua, NHNN đã và đang triển khai mạnh mẽ việc xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, cơ cấu hợp lý, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc NHNN được xây dựng đảm bảo nguyên tắc không trùng lắp, chồng chéo trách nhiệm. Đặc biệt, vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các TCTD, tổ chức tài chính và doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu ngày càng được phân định rõ ràng. Cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước tiếp tục được củng cố, hoàn thiện.

Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, đồng bộ, linh hoạt bám sát diễn biến thị trường tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa, góp phần đạt mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra trong từng thời kỳ. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thanh khoản ngoại tệ được đảm bảo, hệ thống các TCTD mua ròng ngoại tệ, dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức kỷ lục, tình trạng đô la hóa giảm dần. Thị trường vàng được quản lý hiệu quả, vận hành ổn định, góp phần chuyển hóa vàng thành vốn đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tín dụng được điều hành phù hợp với các cân đối vĩ mô và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và đã chú trọng phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh.

Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện. Công tác giám sát các hệ thống thanh toán được chú trọng, đặc biệt, trong bối cảnh phát triển của công nghệ, các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, ứng dụng công nghệ hiện đại như thẻ ngân hàng, Internet-Banking, Mobile-Banking, dịch vụ trung gian thanh toán được NHNN đặc biệt quan tâm... Bên cạnh đó, nhiều rủi ro, gian lận gây mất an ninh, an toàn trong thanh toán đã được phát hiện, xử lý kịp thời.

Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng có sự thay đổi từ phương pháp, hình thức đến nội dung thanh tra: Phương pháp thanh tra, giám sát đang từng bước chuyển đổi từ thanh tra, giám sát tuân thủ sang kết hợp với thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; chú trọng thanh tra toàn diện pháp nhân TCTD; Phạm vi thanh tra, giám sát được mở rộng đến các công ty con, chi nhánh của TCTD ở nước ngoài, sở hữu vốn, đầu tư tài chính của TCTD; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh việc giám sát tuân thủ pháp luật, chấp hành các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động, NHNN tăng cường giám sát các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, sở hữu chéo… Qua hoạt động thanh tra, giám sát đã phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm; cảnh báo các nguy cơ rủi ro. Theo đó, an toàn hệ thống các TCTD được đảm bảo.

Còn đối với hệ thống các TCTD, cũng cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, hệ thống các TCTD vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, là “huyết mạch” của nền kinh tế. Thông qua việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và việc thực hiện thanh, quyết toán, các TCTD cung ứng, phân bổ nguồn vốn tín dụng một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khơi thông dòng tiền trong nền kinh tế.

Ở Việt Nam, hệ thống các TCTD giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính với tổng tài sản chiếm tỷ trọng trên 95% tổng tài sản toàn hệ thống và chiếm gần 2/3 tổng số vốn cung ứng của nền kinh tế (khoảng 62%). Vì vậy, việc củng cố phát triển các TCTD luôn là trọng tâm của toàn ngành Ngân hàng.

Do đó, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển hệ thống các TCTD theo hướng: các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa; đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững”.

Đến nay hệ thống các TCTD Việt Nam là một hệ thống đa loại hình và đa sở hữu với 7 NHTM Nhà nước (trong đó có 3 NHNN mua bắt buộc), 28 NHTM cổ phần đều là các công ty đại chúng, 1 Ngân hàng Hợp tác xã và 1.181 QTDND; 11 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 49 văn phòng đại diện; 27 công ty tài chính và cho thuê tài chính; 4 tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, các TCTD trong nước vẫn luôn duy trì được vai trò chủ lực, chủ đạo trong huy động và phân bổ tín dụng, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của tất cả các loại hình TCTD đều có sự tăng trưởng khá mạnh qua các năm. Năng lực quản trị điều hành của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế (hầu hết các NHTM đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 của NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II). Tính minh bạch trong hoạt động được cải thiện (các thông tin về sở hữu, tình hình tài chính, cơ cấu quản trị công ty, quản lý rủi ro đều được công bố công khai, minh bạch, chính xác, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật). Chất lượng tín dụng được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD được duy trì dưới mức 2%. Công nghệ thông tin và an toàn, an ninh, bảo mật được chú trọng đầu tư, phát triển.

Công nghệ, nhân lực: Chìa khóa để phát triển nhanh và bền vững

Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trên thực tế, công nghệ tạo ra những đột phá và con người là yếu tố quyết định của mọi thắng lợi. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, nền kinh tế đang dần chuyển sang dựa trên tri thức, sự bùng nổ của kỷ nguyên kinh tế số, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế toàn cầu, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia chú trọng đồng thời cả hai yếu tố này.

Nhận thức được điều này, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh nhạy, chủ động đưa ra nhiều định hướng lớn để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngành Ngân hàng mặc dù không nằm trong 9 khu vực/lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của CMCN 4.0 nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Vì vậy, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã khẳng định rõ quan điểm ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo đi đôi với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao chính là những thành tố chính, then chốt cho quá trình phát triển nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng so với khu vực và thế giới; đồng thời dành riêng một nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng.

tiep tuc kien dinh voi cac dinh huong trong tam dat ra
Hiện các ngân hàng đang đẩy mạnh số hóa hoạt động để cung cấp thêm nhiều trải nghiệm cho khách hàng

Trên cơ sở định hướng chung tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, nhiều chiến lược/kế hoạch/đề án thành phần đã được NHNN xây dựng, ban hành, như: Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin và an toàn, an ninh mạng của hệ thống ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến 2030; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của NHNN năm 2020; Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0; Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của ngành Ngân hàng trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực; Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức của NHNN; Khung Đề án về việc chuẩn bị nguồn lực, cử và tiến cử đại diện tham gia học tập, công tác, nghiên cứu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các thể chế tài chính - ngân hàng quốc tế... Các nhiệm vụ, giải pháp tại các chiến lược/kế hoạch/đề án trên đều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Ngân hàng.

Nhờ việc quán triệt sâu rộng các chủ trương, định hướng này và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trong toàn Ngành, đến nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ được triển khai trong cả hoạt động quản lý, điều hành của NHNN và hoạt động kinh doanh của các TCTD. 100% các đơn vị thuộc NHNN đã triển khai xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 100% văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia được tích hợp chữ ký số tổ chức và cá nhân NHNN. Các TCTD cũng đã có những bước đi mạnh mẽ triển khai các hoạt động ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới của CMCN 4.0 như ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) trong xây dựng kho dữ liệu, phục vụ cho việc chấm điểm tín dụng, phân tích hành vi khách hàng, hỗ trợ ra quyết định; ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng số; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin. Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng từ khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới khoảng 200 công ty vào cuối năm 2020; trong đó, đã có khoảng 47 ngân hàng hợp tác, kết nối với các công ty này để thực hiện số hóa sản phẩm, dịch vụ và kênh cung cấp hiện đại cho khách hàng.

Cùng với những nội dung nói trên, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng đến 2025, định hướng đến 2030 cũng đang được NHNN khẩn trương hoàn thiện. Nhiều TCTD đã và đang xây dựng chiến lược phát triển của đơn vị, trong đó xác định phát triển nguồn nhân lực và công nghệ thông tin là những nền tảng quan trọng để bứt phá trong tương lai. Hai cơ sở đào tạo đại học trực thuộc NHNN là Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều bước tiến trong xây dựng, triển khai các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến ứng dụng công nghệ, tự động hóa trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, như: Mở ngành đào tạo mới công nghệ thông tin trình độ đại học; mở các chuyên ngành đào tạo mới về ứng dụng công nghệ thông tin như Công nghệ tài chính (Fintech), Quản trị thương mại điện tử (E-commerce), Quản trị kinh doanh số (E-Business), Marketing số (Digital Marketing), Kế toán số (Digital Accounting).

Triển khai tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Liên Hợp quốc cũng đã xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Thực tiễn của hơn 80 quốc gia đang triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện đều cho thấy sự đóng góp đáng kể của tài chính toàn diện vào xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ luôn nhất quán với quan điểm: không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đặt ngoài lề của sự phát triển. Tăng trưởng nhanh gắn liền với phát triển bền vững, xây dựng “dân giàu, nước mạnh”, “mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” là mục tiêu tiên quyết của Việt Nam. Do đó, tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Chính phủ đã giao NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng Chiến lược tổng thể quốc gia về tài chính toàn diện.

Ngày 22/1/2020, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo Quyết định số 149/QĐ-TTg. Chiến lược đặt ra mục tiêu “Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”. Để thực hiện được mục tiêu này, 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra, gồm: (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện; (ii) Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, chi phí hợp lý; (iii) Phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện; (iv) Hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện; (v) Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính; (vi) Các giải pháp hỗ trợ khác như: Lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện trong quá trình thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về tài chính toàn diện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của tài chính toàn diện đến các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

Với những nỗ lực trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Chiến lược, việc thực thi tài chính toàn diện tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực như: Khung khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện được tiếp tục hoàn thiện; Hệ thống mạng lưới tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính tiếp tục được phát triển; Các sản phẩm, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được phát triển, tăng trưởng cao cả về số lượng và giá trị giao dịch, chất lượng dịch vụ không ngừng được cải thiện; Thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng được thúc đẩy và mở rộng với sự triển khai quyết liệt nhiều giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan; Tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn có sự tăng trưởng; tín dụng chính sách xã hội được triển khai thường xuyên đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc một cách hiệu quả, trong đó tập trung ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hạ tầng tài chính được các cơ quan chủ trì khẩn trương triển khai thực hiện; Việc tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Chiến lược, các chương trình giáo dục tài chính đang được triển khai tích cực tại các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan; Việc thúc đẩy hợp tác về tài chính toàn diện với các nước và tổ chức quốc tế đang được triển khai tích cực. Nhờ đó, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng của người dân, doanh nghiệp đã có sự cải thiện đáng kể: Số lượng tài khoản ngân hàng, số máy ATM, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM/100.000 dân số trưởng thành tiếp tục có sự tăng trưởng; Thanh toán bằng QR Code đạt tốc độ tăng trưởng mạnh với hơn 90.000 điểm chấp nhận trên toàn quốc; Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn và dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng qua các năm.

Có thể khẳng định, việc xác định các định hướng phát triển một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với các xu thế biến đổi kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, bám sát các quan điểm, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước đã giúp ngành Ngân hàng đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, thành công này mới chỉ là sự khởi đầu của một giai đoạn chiến lược phát triển mới đầy khát vọng của Việt Nam. Trước bối cảnh tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có những thách thức, biến động khó lường, ngành Ngân hàng cần tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đã đặt ra; tích cực, chủ động, vượt qua mọi khó khăn để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045”, khẳng định hơn nữa sứ mệnh và vai trò “huyết mạch” của Ngành đối với nền kinh tế.

PGS-TS. Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN
Nguồn:

Các tin khác

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Hơn 40 năm trước, trong giai đoạn 1979-1989, NHNN Việt Nam đã cử các cán bộ sang giúp ngành Ngân hàng Campuchia trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh (gọi tắt là Ban K).
Những bức tranh... tiền

Những bức tranh... tiền

Ngày 6/5/1951 đã trở thành một dấu mốc lịch sử của ngành Ngân hàng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Và một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra ngay sau khi thành lập là phải triển khai phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính, phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Chống lạm phát phi mã: Một thời để nhớ

Chống lạm phát phi mã: Một thời để nhớ

Một loạt các biện pháp quyết liệt đã giúp cung cầu hàng hóa dần trở về trạng thái cân bằng, kéo giảm nhanh lạm phát xuống và đến các năm 1992 - 1993 lạm phát trở lại mức một con số. Việc chống lạm phát phi mã thành công giai đoạn 1986-1991 sau này đã được mọi người nhắc tới là “hiện tượng Việt Nam”.
Cuộc cách mạng tiệm cận cơ chế thị trường

Cuộc cách mạng tiệm cận cơ chế thị trường

Một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng xây và phát triển của ngành Ngân hàng là sự ra đời của Nghị định 53/HĐBT - bước đột phá lớn để ngành Ngân hàng đặt nền móng cho việc ra đời 2 Pháp lệnh về Ngân hàng vào tháng 5/1990, tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng sang cơ chế mới: từ một cấp sang hai cấp.
Hợp tác quốc tế ngành Ngân hàng: Tiến bước cùng quá trình hội nhập của đất nước

Hợp tác quốc tế ngành Ngân hàng: Tiến bước cùng quá trình hội nhập của đất nước

Tiến trình phát triển 70 năm của ngành Ngân hàng Việt Nam là dòng thời gian với những sự kiện gắn liền với lịch sử hào hùng của đất nước. Trong chuỗi thời gian đó, có thể nói các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng luôn có cùng bước tiến với sự phát triển của Ngành và quốc gia.
Khẳng định vai trò huyết mạch trong nền kinh tế

Khẳng định vai trò huyết mạch trong nền kinh tế

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đã và đang nỗ lực hết mình, bằng nhiều biện pháp kịp thời và hiệu quả, cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua những thách thức, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Thiết kế tiền Việt Nam: Lịch sử và nhân chứng

Thiết kế tiền Việt Nam: Lịch sử và nhân chứng

“Ngoài việc tạo cho đồng tiền có hình thức đẹp hài hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật, thì họa sĩ còn phải là một nhà công nghệ, một nhà bảo an với nhiều thủ thuật để có khả năng chống làm giả, kể cả các thiết bị sao chụp...”, họa sĩ Trần Tiến, nguyên Trưởng phòng thiết kế mẫu tiền (Cục Phát hành và Kho quỹ - NHNN) đã bắt đầu với chúng tôi như thế khi chia sẻ những câu chuyện nghề, chuyện đời của mình.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Thành công và kỳ vọng

Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Thành công và kỳ vọng

Trong bất cứ thời kỳ nào, ngành Ngân hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng và nổi bật, là huyết mạch của cả nền kinh tế.
Còn ngân vang mãi một thời hoa lửa

Còn ngân vang mãi một thời hoa lửa

Hơn 50 năm đã đi qua, trong đoàn cán bộ Ngân hàng đi B ngày ấy (gọi tắt là Đoàn B68) người còn, người mất. Có những người mà máu xương đã mãi mãi nằm lại lòng đất Mẹ ở tuổi thanh xuân đẹp nhất. 81 cán bộ ngân hàng B68 đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, được Đảng và Nhà nước công nhận liệt sĩ.
Xem thêm
Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Sáng 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Cùng dự có bà Mariam J.Sherman, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, Lào, Campuchia và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam.
Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Giá vàng và tỷ giá vừa trải qua một tuần đầy biến động nhưng theo xu hướng ngược chiều nhau. Trong khi giá vàng rớt sâu, giảm gần chục triệu so với đầu tuần trước đó thì giá USD lại tăng. Tính đến phiên cuối tuần qua (15/11) NHNN tăng tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng, lên 24.298 đồng/USD. Đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp của tỷ giá trung tâm với mức tăng từ 35 đồng trong tuần.
Sôi động và ấn tượng hội thao Công đoàn Ngân hàng Nhà nước

Sôi động và ấn tượng hội thao Công đoàn Ngân hàng Nhà nước

Trong 2 ngày 16-17/11/2024, ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thành công tốt đẹp. Ban tổ chức đã trao 13 bộ huy chương, cúp và cờ (bộ môn kéo co) cho các vận động viên và đội vận động viên đạt thành tích cao tại giải.
Lãi suất cho vay mua nhà ở đang ở mức rất thấp

Lãi suất cho vay mua nhà ở đang ở mức rất thấp

Những tháng cuối năm, thị trường mua nhà ở và sửa chữa nhà luôn tăng cao. Nắm bắt được quy luật có tính mùa vụ này, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh các sản phẩm vay vốn ưu đãi lãi suất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
phat dong phong trao thi dua dac biet toan nganh ngan hang

Phát động phong trào thi đua đặc biệt toàn ngành Ngân hàng

Sáng ngày 16/11/2024, ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 11 17112024

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày 11- 17/11/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 với các với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng; ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước; Hội thi Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh năm 2024; Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ"…
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Những nỗ lực không ngừng của ngành Ngân hàng Quảng Ngãi trong việc chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành địa phương tiên phong trong hành trình chuyển đổi số quốc gia
Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, ngành Ngân hàng Quảng Nam đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn vay, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lai Châu: Ngành Ngân hàng gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Ngành Ngân hàng gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn

Sáng 09/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Lai Châu tổ chức chương trình gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2024.
Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP. Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Chạy đua hưởng ưu đãi “kịch trần” khi mua căn hộ giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2 của Sun Group tại Hà Nam

Giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2, chiết khấu lên tới 18% và nhận nhà sau 8 tháng. Chính sách ưu đãi khi mua căn hộ tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam chỉ kéo dài tới 24/11 khiến cuộc đua sở hữu bất động sản tại đây đang nóng hơn bao giờ hết.
Bí mật đằng sau sự thành công của Peninsula Đà Nẵng: Yếu tố nào thu hút người mua?

Bí mật đằng sau sự thành công của Peninsula Đà Nẵng: Yếu tố nào thu hút người mua?

Peninsula Đà Nẵng - Viên ngọc quý bên bờ sông Hàn vừa tạo nên sức “nóng” trên thị trường bất động sản Đà Nẵng. Chỉ trong vòng ba tháng ngắn ngủi, dự án này đã thu hút một lượng khách hàng kỷ lục, với số lượng đặt chỗ và giao dịch tăng vọt chóng mặt. Vậy điều gì đã khiến Peninsula Đà Nẵng trở thành tâm điểm của giới đầu tư và những người đang tìm kiếm không gian sống đẳng cấp?
Thiết bị vệ sinh Tuslo liên tục tạo sức hút trên thị trường

Thiết bị vệ sinh Tuslo liên tục tạo sức hút trên thị trường

Chỉ hơn 6 tháng ra mắt, thiết bị vệ sinh Tuslo đã nhanh chóng chinh phục lòng tin và sự yêu mến của người tiêu dùng nhờ vào thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao, mức giá hợp lý,... trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt.
Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Khách hàng gửi tiết kiệm từ 200 triệu đồng tại quầy hoặc gửi online trên ứng dụng BIDV SmartBanking sẽ nhận được mã dự thưởng và có cơ hội trúng hàng trăm giải thưởng gồm ô tô VinFast VF7, sổ tiết kiệm, tiền mặt, tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 8 tỷ đồng.
Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Với tài khoản Plus, Agribank nâng cao trải nghiệm giao dịch số, đảm bảo an toàn và liền mạch cho mọi giao dịch của khách hàng.
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng

VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng

VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo. Tuân thủ Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (QĐ 2345), VietinBank đã triển khai xác thực sinh trắc học cho khách hàng từ ngày 1/7/2024 và được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu thực hiện hiệu quả chủ trương lớn này.
Visa cải tiến thẻ và ra mắt bộ giải pháp mới

Visa cải tiến thẻ và ra mắt bộ giải pháp mới

Giai đoạn 5 năm vừa qua đã ghi nhận sự thay đổi trong các phương thức thanh toán và nhận thanh toán nhiều hơn cả trong 50 năm trước. Người tiêu dùng đang ngày càng thích ứng với những trải nghiệm thanh toán vượt trội, từ sự ra đời của thương mại điện tử cho đến sự bùng nổ của đa dạng phương thức thanh toán.
VPBank khai trương phòng chờ sân bay đẳng cấp dành tặng khách hàng siêu VIP

VPBank khai trương phòng chờ sân bay đẳng cấp dành tặng khách hàng siêu VIP

Ngày 19/11/2024, VPBank chính thức khai trương phòng chờ sân bay VPBank Diamond Elite Lounge tiêu chuẩn 5 sao, đẳng cấp và khác biệt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đây là một trong những đặc quyền phi tài chính cao cấp nằm trong bộ sưu tập quyền lợi của VPBank Diamond dành riêng cho các khách hàng ưu tiên của ngân hàng.
Napas, Mastercard và Payoo khuấy động mùa khuyến mãi cuối năm

Napas, Mastercard và Payoo khuấy động mùa khuyến mãi cuối năm

Tiếp theo thành công từ chương trình khuyến mãi mùa hè diễn ra từ tháng 7/2024 – 09/2024, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard tiếp tục phối hợp triển khai chương trình “Chạm tinh tế - Sống phong cách” vào dịp lễ hội cuối năm, diễn ra từ nay đến hết tháng 12/2024 nhằm thúc đẩy hình thức thanh toán không tiếp xúc, khuyến khích người dân quen thuộc với phương thức thanh toán mới.
Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng “qua mặt” xác thực sinh trắc học

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng “qua mặt” xác thực sinh trắc học

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng, “qua mặt” xác thực sinh trắc học...
VietinBank trở thành ngân hàng có thu nhập hoạt động cao nhất ngành Ngân hàng tại Việt Nam

VietinBank trở thành ngân hàng có thu nhập hoạt động cao nhất ngành Ngân hàng tại Việt Nam

Phiên bản di động