Tìm giải pháp cho ngành kinh tế động lực bứt lên

08:25 | 05/02/2023

Những năm qua ngành điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, vươn lên trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất tại Việt Nam; đưa Việt Nam trở thành một trong những nhà xuất khẩu điện tử quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, để ngành điện tử phát huy vai trò động lực phát triển kinh tế thì cần nhiều động thái tích cực hơn từ chính sách thu hút đầu tư đến hỗ trợ doanh nghiệp.

Đối mặt nhiều thách thức

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện có sự bứt phá ngoạn mục, từ 2,3 tỷ USD, chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010, lên 59,29 tỷ USD, chiếm 15,95% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022. Nhóm hàng máy tính và linh kiện cũng bứt phá từ 3,6 tỷ USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 lên 55,242 tỷ USD chiếm 14,85% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022. Như vậy, tổng kim ngạch 2 nhóm hàng này hiện chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế, đã và đang khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Xuân Thúy đến từ Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) chỉ ra những thách thức trong việc phát triển bền vững của ngành điện tử tại Việt Nam. Đó là sự giao thoa giữa ngành công nghiệp điện, điện tử và Công nghệ thông tin - truyền thông làm mờ ranh giới giữa chúng, dẫn đến sự mập mờ trong định nghĩa ngành và sự phân công quản lý nhà nước chưa rõ ràng; Và mặc dù giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, song tỷ trọng giá trị gia tăng trong nước càng giảm.

tim giai phap cho nganh kinh te dong luc but len
Ảnh minh họa

Nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) cũng chỉ ra, mặc dù ngành điện tử ở Việt Nam hiện gồm 2 mảng chính là sản phẩm điện tử trung gian và thành phẩm điện tử, nhưng các hoạt động chính chỉ dừng lại ở việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng. Lợi thế và giá trị gia tăng phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI khi họ chỉ chiếm 40% tổng số doanh nghiệp, nhưng chiếm tới 95% lao động và 99% giá trị xuất khẩu.

Một vấn đề khác, hiện ngành điện tử không được hưởng lợi cắt giảm thuế quan từ các FTA, kể cả EVFTA, bởi hiện thuế quan thuế tối huệ quốc (MFN) đã bằng 0% trừ một các dòng (trừ một số dòng thuế MFN lớn hơn 9%). Hơn thế hiện các bộ phận lõi của các sản phẩm điện tử đều là công nghệ cao, lưỡng dụng, chỉ do các doanh nghiệp Mỹ, EU và Nhật Bản sản xuất nên không dễ thay thế, các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp các bộ phận đơn giản.

Cần một chiến lược và tư duy đột phá

Đại dịch Covid đã đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số do sự chuyển dịch toàn cầu sang làm việc từ xa, từ đó thúc đẩy nhu cầu về các thiết bị điện tử như máy tính, máy in và điện thoại di động. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa hạ nhiệt tạo điều kiện cho ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam.

Chỉ tính riêng năm 2022, nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn như: Dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần, 920 triệu USD và 267 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex tăng vốn trên 841 triệu USD… Hay dự án "Nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng" tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD…

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết, dịch Covid, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, xung đột Nga - Ukraina đã làm các chuỗi cung ứng bị gián đoạn dẫn tới khung cảnh ngành điện tử toàn cầu đang được vẽ lại, mang đến những cơ hội và thách thức nhiều hơn cho doanh nghiệp Việt. Đã có rất nhiều đối tác từ chuỗi cung ứng truyền thống Foxccon, Apple, hay công ty CNTT hàng đầu của Canada và Đan Mạch cũng mong muốn tiếp cận chuỗi cung ứng của Việt Nam. Tháng 10/2022 hãng Boing cũng đã tổ chức hội thảo với mong muốn thiết lập chuỗi cung ứng Boing tại Việt Nam.

"Chúng ta hoàn toàn kỳ vọng có thể tham gia chuỗi cung ứng ở phần thượng nguồn cao hơn. Nhưng điều này hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng, chính sách của Chính phủ để doanh nghiệp có thể vững tin vào ngành công nghiệp vô cùng tiên tiến nhưng đầy rủi ro này", bà Hương nói.

Việt Nam đang hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu nên không thể tránh khỏi những khó khăn thách thức. Do đó, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy khuyến nghị, Việt Nam cần có chiến lược củng cố vị thế ngành điện tử trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, Việt Nam cần xây dựng quan hệ đối tác tin cậy trong ngành điện tử ở tầm vĩ mô và vi mô; Đồng thời có chính sách để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực điện tử để tạo thành chuỗi cung ứng nội địa... Việt Nam cũng cần hài hóa khung pháp lý với các tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt liên quan đến tính bền vững; nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy trong phát triển ngành.

Nhất Thanh

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.330 23.700 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.380 23.680 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.345 23.705 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.390 23.750 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.345 23.730 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.355 23.705 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.390 23.720 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.450
67.170
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.450
67.150
Vàng SJC 5c
66.450
67.170
Vàng nhẫn 9999
54.500
55.500
Vàng nữ trang 9999
54.300
55.100