Tín dụng chính sách xã hội - trụ đỡ hợp “Ý Đảng – Lòng Dân” (Bài 3)
Tín dụng chính sách xã hội - trụ đỡ hợp “Ý Đảng – Lòng Dân” (Bài 1) Tín dụng chính sách xã hội - trụ đỡ hợp “Ý Đảng – Lòng Dân” (Bài 2) |
Bài 3: Cơ hội của hạnh phúc
Tự hào và trách nhiệm
NHCSXH Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và là một trong những ngân hàng cung cấp tài chính vi mô lớn nhất Châu Á, là một trong số ít các mô hình thành công và bền vững trên thế giới. Hành trình phát triển của NHCSXH mang lại những kinh nghiệm và bài học quý giá cho Chính phủ các nước đang phát triển khác… NHCSXH cũng là một trong những tập thể được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Báo Lao Động tổ chức nhằm tôn vinh 20 tập thể và cá nhân xuất sắc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong 10 năm qua, nhiều chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành như: chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; cho vay phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi; cho vay người chấp hành xong án phạt tù; chính sách cho vay trả lương hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch… NHCSXH đã thiết lập một mô hình tổ chức và phương thức cho vay đặc thù, phù hợp với thực tiễn đất nước. Mô hình này không chỉ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dân mà còn phát huy được vai trò của cả hệ thống chính trị…
Tại Lâm Đồng, dù là cán bộ ở NHCSXH thành phố Đà Lạt, hay ở huyện Đam Rông có gần 20 năm được hưởng chính sách huyện nghèo; dù là huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới đầu tiên Đơn Dương, hay huyện có địa bàn trải dài và nhiều đơn vị hành chính cấp xã nhất tỉnh là Di Linh (tính đến tháng 11/2024)… cũng thường xuyên học hỏi, trau dồi kỹ năng, nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động TDCSXH, hoạt động nhận uỷ thác của các TCCTXH và tình hình sử dụng vốn của người vay. Với phương châm mỗi cán bộ NHCSXH, mỗi cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác là một tuyên truyền viên, NHCSXH cũng luôn chú trọng công tác đào tạo cán bộ, kiện toàn, bồi dưỡng nhân lực của hệ thống NHCSXH để thực hiện tốt công tác TDCSXH trong tình hình mới…
Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học, nhận định: Hiệu quả của hoạt động TDCS là sự phối kết hợp đồng bộ giữa Trung ương với địa phương; giữa các cơ quan ban ngành trong một địa phương với nhau… Có thể khẳng định đây là một chủ trương đúng - trúng - hợp lòng dân và thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Trong thời gian tới, Lâm Đồng tập trung 3 điều hơn cho hoạt động TDCS, là: tổ chức triển khai các hoạt động TDCS tốt hơn; các công tác phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn; quản lý và sử dụng nguồn vốn mang lại hiệu quả tốt hơn…
Từ năm 2021, Đam Rông chính thức ra khỏi danh sách “huyện nghèo 30a”, đồng nghĩa với việc các nguồn lực đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác theo Nghị quyết 30a của Chính phủ không còn thực hiện ở huyện Đam Rông nữa. Thoát khỏi huyện nghèo là điều đáng mừng, nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề vì vào thời điểm này, tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện còn cao. Chính những khó khăn đó đã đòi hỏi cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Đam Rông càng phải quyết tâm nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, khắc phục mọi khó khăn để thoát nghèo và không để nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn. Và, nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH trở thành “trụ đỡ” cho nhiều gia đình, giúp bà con nhân dân tiếp tục đầu tư sản xuất, cải thiện cuộc sống và vươn lên… Hiện tại, tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện còn 11,63%. Trong ảnh: Ông Nguyễn Hoàng Mai – Chánh văn phòng Huyện uỷ Đam Rông (nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông) thăm hộ gia đình vay vốn trên địa bàn… |
Vun đắp niềm tin
Với phương châm hành động “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, Hằng năm, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đều hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Bằng những nỗ lực của toàn thể cán bộ, người lao động, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã được Chủ tịch Nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2013), Chính phủ tặng Cờ thi đua (năm 2018), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng Cờ thi đua (các năm 2011, 2012, 2014, 2015), Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua (năm 2013, 2019), Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH công nhận đơn vị dẫn đầu khu vực (năm 2011, 2012, 2014), Tổng Giám đốc NHCSXH công nhận đơn vị có chuyên đề nhất hệ thống (năm 2016, 2018, 2019) và nhiều Bằng khen của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh…
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đạt giải nhất Hội thi Nghiệp vụ giỏi toàn hệ thống năm 2022 |
Ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam, chỉ đạo: Để TDCSXH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát huy hiệu quả và trợ giúp nhân dân ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển kinh tế, thì mỗi chính sách kinh tế phải nhằm mục tiêu xã hội - mỗi chính sách xã hội phải tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển; khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo bền vững, chăm sóc người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó là yêu cầu có tính nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, NHCSXH sẽ phát triển thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài. Hằng năm, ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15% - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH, với 100% hộ nghèo, hộ khó khăn có nhu cầu về vốn phải được vay. Bên cạnh đó, là xây dựng nền tảng ngân hàng số và nâng cao năng lực tài chính đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững… Mô hình Đảng lãnh đạo - Chính quyền điều hành - NHCSXH tham mưu - MTTQ giám sát - các tổ chức chính trị xã hội phối hợp, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện TDCS.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 (tại Hà Nội, ngày 14/8/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Với chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước là phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, mọi người dân đều được thụ hưởng trong quá trình phát triển KTXH; không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; với tinh thần “tất cả cùng phát triển” và “không ai bị bỏ lại phía sau”… Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Trong thời gian tới, NHCSXH phải làm sao mở rộng quy mô tín dụng, tăng cường đối tượng được cho vay, nâng cao quy mô cho vay, tạo công ăn việc làm và tạo sinh kế cho người dân… nhằm phát huy sức mạnh nội sinh của họ, phát huy tính tự lực tự cường của họ, giúp họ vươn lên vượt qua những khó khăn, thách thức…
Cán bộ, người lao động Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển |
TDCSXH và Chỉ thị 40 đã làm thay đổi căn bản nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và bản thân người vay vốn; tạo được lòng tin giữa Đảng và dân, giữa dân và Đảng. Với những kết quả đạt được sau một thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, TDCS đã trở thành một “điểm sáng” và là một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội.
Chỉ thị 40 thật sự là Chỉ thị của “Ý Đảng - Lòng Dân”!