TP.HCM trình Thủ tướng đề án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Theo UBND TP.HCM, vị trí dự kiến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải, trong Vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, giữa các khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn của Châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ), thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế. Đồng thời, cảng thuộc Vùng kinh tế động lực phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế.
![]() |
Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được UBND TP.HCM trình Thủ tướng Chính phủ |
Hiện nay, hàng hóa tại các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Nam Trung Quốc và Philippines chủ yếu được trung chuyển tại Singapore hay Malaysia. Trường hợp hàng hóa từ quốc gia trong khu vực nếu trên trung chuyển tại Cần Giờ, cự ly vận chuyển giảm khoảng 30% - 70% so với cự ly vận chuyển đến Singapore.
Ngoài ra, chi phí bốc xếp hàng container tại khu vực Cái Mép - Cần Giờ hiện nay giảm khoảng 54% đối với container xuất nhập khẩu, và giảm khoảng 40% đối với container trung chuyển quốc tế so với Singapore. Vị trí dự kiến xây dựng cảng trung chuyến quốc tế Cần Giờ có nhiều lợi thể cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Nam Trung Quốc và Philippines.
Dự báo sơ bộ về lượng hàng hoá dự kiến thông qua khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến năm 2030 là 4,8 triệu Teu, đến năm 2047 là 16,9 triệu Teu.
Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua càng theo dự báo, trong phạm vi nghiên cứu đề án, UBND TP.HCM đề xuất định hướng nghiên cứu phát triển cảng trung chuyển quốc tế cần Giờ với quy mô dự kiến khai thác tàu có trọng tải lên đến 250.000DWT (24.000 Teu), tàu trung chuyển có trọng tải từ 10.000 - 65.000 tấn (750 - 5.200 Teu) và sà lan trọng tải tới 8.000 T (356 Teu). Tổng chiều dài càu cảng chính dự kiến khoảng 7,0km và bến sà lan dự kiến khoảng 2,0km.
Tổng tổng diện tích cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ ước tính khoảng 571 ha, trong đó: cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở công nhân viên điêu hành, khai thác cảng, hạ tằng kỹ thuật... khoảng 469,5ha và diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5ha. Cảng sử dụng công nghệ khai thác thiết bị vận hành bốc xếp container qua thiết bị chạy bằng năng lượng, nhiên liệu sạch, thân thiện và bảo vệ môi trường…
Trong tờ trình, UBND TP.HCM cũng nhấn mạnh ngoài các yêu cầu về vị trí địa lý chiến lược, điều kiện tự nhiên thuận lợi, yếu tố quan trọng để hình thành, phát triển thành công một cảng trung chuyển quốc tế là cần có sự quan tâm của hãng tàu lớn trên thế giới, tham gia hợp tác, đầu tư, khai thác cảng, dịch chuyển nguồn hàng từ các nước trong khu vực về trung chuyển tại cảng.
Thời gian qua hãng tàu MSC (hàng tàu lớn nhất thế giới hiện nay) đang rất quan tâm, tìm hiểu và mong muốn tham gia hợp tác đầu tư tại cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và đang tích cực phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam (Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn) nghiên cứu đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Khi có hãng tàu lớn như MSC tham gia sẽ bảo đảm hàng hóa cho cảng với nguồn hàng hiện có của hãng tàu, là thời cơ thuận lợi để hình thành và phát triển hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ.
“Việc có nhà đầu tư là hãng tàu lớn nhất thế giới quan tâm hợp tác đầu tư chứng tỏ tính hấp dẫn của vị trí cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 36/NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao; trong đó có chủ trương: “chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phảt triển…”, lãnh đạo UBND TP.HCM nhận định.
Trước đó, ngày 18/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Bộ thông tin và Truyền thông đến Cần Giờ để khảo sát cảng trung chuyển quốc tế này. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lãnh đạo TP.HCM về công tác đánh giá, nghiên cứu dự án phải được triển khai khẩn trương; các bộ ngành liên quan phải phối hợp với TP.HCM và các đơn vị hoàn thiện hồ sơ dự án. Thủ tướng cũng lưu ý nghiên cứu kỹ ba vấn đề hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để cập nhật vào quy hoạch, làm cơ sở triển khai nghiên cứu dự án.
Các tin khác

Đà Nẵng: Thu hút vốn FDI bằng 135% so với cùng kỳ

Thị trường thoát đáy, nhiều nhà đầu tư tranh thủ “bắt sóng” mới

Hậu Giang: Đến 2030 hoàn thành gần 1.600 căn nhà ở xã hội

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa sắp khởi công

Hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng thành phố xanh Ngã Bảy

Cần Thơ: Trên 87,4 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội

Lâm Đồng: Chấp thuận cho liên danh thực hiện đầu tư dự án Khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim

Đà Nẵng: Chuyển đổi gần 30ha đất rừng cho Khu du lịch nghỉ dưỡng Làng Vân

Giải mã sức hút của mô hình “nhà ở kết hợp kinh doanh” tại Vinhomes Golden Avenue Móng Cái

Đà Nẵng: Thu hồi các dự án chậm triển khai là cần thiết

Đề xuất điều chỉnh bổ sung quy hoạch tăng thêm 249km đường cao tốc

Đắk Lắk: Dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột điều chỉnh tăng thêm gần 332 tỷ đồng

Đà Nẵng: 621 căn hộ dự án FPT Plaza 2 đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Nguồn cung căn hộ chung cư ngày càng cạn kiệt

T&T Group khánh thành giai đoạn 1 hai dự án bất động sản lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
