Triển vọng rất tích cực nếu ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh

09:07 | 10/05/2021

Việt Nam giờ đây đã trở thành thương hiệu rất đáng tin cậy với các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Đây là nhận định được ông Nguyễn Minh Cường - chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam đưa ra trong trao đổi với Thời báo Ngân hàng.

trien vong rat tich cuc neu ngan chan hieu qua dich benh
Ông Nguyễn Minh Cường

Nhìn nhận của ông về triển vọng kinh tế năm nay và đâu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng?

ADB lạc quan về tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay. Với kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đại dịch, cũng như với lòng tin của NĐT nước ngoài, lòng tin của người dân trong nước, cộng thêm là với một Chính phủ mới với quyết tâm để đưa nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, nên ADB cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ tương đối khả quan, ở mức 6,7% như báo cáo mà chúng tôi đưa ra mới đây.

Tăng trưởng dựa trên một số động lực chính như: Tăng trưởng tích cực của ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến - chế tạo; Đầu tư và thương mại (xuất khẩu)… Với ngành công nghiệp, đặc biệt là chế biến - chế tạo, là lĩnh vực gắn rất nhiều, rất chặt chẽ với xuất khẩu. Trong khi đó các nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc đều đang trên đà phục hồi tăng trưởng mạnh hơn dự kiến. Chính vì thế, lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 9,5% trong năm nay do được dẫn dắt bởi những lĩnh vực đặc biệt liên quan đến xuất khẩu.

Động lực thứ hai là đầu tư. Quá trình giải ngân đầu tư công dù có giảm đi trong quý I vừa qua (so với cùng kỳ 2020) nhưng vẫn sẽ là động lực để có thể thúc đẩy tăng trưởng. Đầu tư tư nhân được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm sáng để cùng với đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, động lực xuất khẩu cũng rất tích cực khi các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu, được dẫn dắt bởi xuất khẩu đều kỳ vọng tăng trưởng tốt.

Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất là lòng tin của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, của các NĐT nước ngoài vào kinh tế Việt Nam trước kết quả phòng chống đại dịch rất tốt của Việt Nam trong năm 2020 cũng như đầu năm 2021. Việt Nam bây giờ đã trở thành thương hiệu rất đáng tin cậy đối với các NĐT.

Vậy những thách thức và rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt trong năm nay và những năm tiếp theo là gì?

Nhìn chung mà nói, các động lực tăng trưởng của Việt Nam tương đối rõ và có thể mang tính dẫn dắt cho tăng trưởng năm nay, song tất nhiên là những rủi ro vẫn còn. Như dự báo của ADB vừa qua (kinh tế tăng trưởng 6,7%) là đặt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục ngăn chặn được dịch bệnh. Trước đây tôi đã dùng hình tượng “Việt Nam đang đắp đê để ngăn sóng thần” thì bây giờ nó lại càng đúng, khi xung quanh Việt Nam các nước đều đang bị các làn sóng nhiễm Covid mới rất mạnh và Việt Nam đang phải gồng mình lên để ngăn chặn.

Do đó, rủi ro lớn nhất của Việt Nam cũng như các nước khác lúc này vẫn là diễn biến của đại dịch Covid-19, vì đây là yếu tố không thể lường trước được, và thường có những diễn biến rất bất ngờ. Cho nên đây là một rủi ro khách quan, khó kiểm soát hoàn toàn mà chúng ta chỉ có thể đối phó cho tốt. Rủi ro thứ hai cũng liên quan đến đại dịch này, đó là quá trình thực hiện tiêm phòng vắc-xin. Cho đến hiện nay, châu Á vẫn là một khu vực có tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 tương đối thấp so với mức độ toàn cầu. Ví dụ trung bình hiện nay ở châu Á là 5,2 liều/100 người, trong khi trên toàn cầu là gần 8 liều/100 người. Do vậy, việc triển khai vắc-xin nếu như chậm cũng sẽ là một rủi ro lớn.

Như thế, rủi ro về tái phát dịch bệnh vẫn rất lớn nhưng đồng thời, kinh nghiệm đối phó cũng tăng dần theo. Bộ máy ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam bây giờ rất hiệu quả và đã được chứng thực trên thực tế. Trong khi dịch bệnh là rủi ro trước mắt thì về lâu dài, tất cả những thách thức đối với Việt Nam như biến đổi khí hậu, hiệu quả của thể chế, những thách thức về chuyển đổi số… là những vấn đề cũng phải tập trung giải quyết.

trien vong rat tich cuc neu ngan chan hieu qua dich benh
Việt Nam là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên thế giới

Riêng trong lĩnh vực tiền tệ thì những thách thức trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Một trong những tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng hiển nhiên là dòng vốn sẽ chảy sang nhiều lĩnh vực khác, đây là điều khó tránh. Nhưng trong suốt những năm gần đây, kể từ trước khi Covid xảy ra thì NHNN đã siết chặt tín dụng với các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản nên tác động sẽ được hạn chế rất nhiều. Cộng thêm với đó là vốn của hệ thống ngân hàng đã cải thiện rất nhiều nên sẽ không chịu tác động mạnh. Cho nên giả thiết trong trường hợp mà bong bóng bất động sản vỡ thì tác động đến thị trường tài chính, ngân hàng sẽ không lớn như các đợt trước đây, nhờ đã có những phòng ngừa của hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Về mặt bằng lãi suất, ông thấy liệu yếu tố nào có thể khiến biến động xảy ra trong thời gian tới?

Tôi cho rằng, biến động lãi suất sẽ không còn nhiều dư địa nữa, nhất là khi áp lực lạm phát bắt đầu tăng lên và mặt bằng lãi suất huy động cũng đã giảm tương đối sâu. Nhưng nếu nhìn từ kỳ vọng của doanh nghiệp, của nền kinh tế vào lãi suất cho vay giảm thêm thì vẫn có dư địa dù không nhiều, theo hướng cố gắng đưa khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động xung quanh mức 3% là phù hợp.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê thực hiện

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.380 23.750 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.440 23.740 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.385 23.745 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.390 23.750 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.360 23.740 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.900 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.403 23.788 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.413 23.760 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.450 23.780 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.750
67.470
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.750
67.450
Vàng SJC 5c
66.750
67.470
Vàng nhẫn 9999
54.800
55.800
Vàng nữ trang 9999
54.600
55.400