Trung Quốc: Lạm phát chạm mức cao nhất 5 tháng
Trung Quốc: Lạm phát chậm lại trong tháng cuối năm 2024 Trung Quốc tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn |
![]() |
Lạm phát tại Trung Quốc chạm mức cao nhất 5 tháng |
Các chuyên gia phân tích cho rằng áp lực giảm phát có thể sẽ tiếp tục ở Trung Quốc trong năm nay, trừ khi các nhà hoạch định chính sách có thể khơi dậy nhu cầu trong nước, được cho là trì trệ, với thuế quan của Mỹ áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc gây thêm áp lực lên Bắc Kinh để thúc đẩy tăng trưởng.
Theo báo cáo vừa công bố, CPI tháng 1/2025 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức dự báo 0,4% và cao hơn so với mức tăng 0,1% của tháng 12/2024. Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, cũng tăng từ 0,4% lên 0,6%. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2024, CPI chỉ tăng 0,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 3% của chính phủ và cho thấy lạm phát đã không đạt được mục tiêu hàng năm trong 13 năm liên tiếp.
"Mặc dù giá tiêu dùng dự kiến sẽ tăng dần, nhưng giá sản xuất khó có thể trở lại vùng tích cực trong ngắn hạn do tình trạng dư thừa năng lực hàng hóa công nghiệp vẫn tiếp diễn", Xu Tianchen, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Economist Intelligence Unit nói và thêm rằng: "Nếu được đo bằng chỉ số giảm phát GDP, sẽ mất vài quý nữa Trung Quốc mới thoát khỏi tình trạng giảm phát".
Theo các chuyên gia, các con số bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mùa vụ, khi Tết Nguyên đán - ngày lễ lớn nhất hàng năm của Trung Quốc, bắt đầu vào tháng 1 năm nay, trong khi năm ngoái rơi vào tháng 2. Thông thường, giá cả tăng lên khi người tiêu dùng tích trữ hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm, cho các buổi họp mặt gia đình lớn.
Trong khi đó, giá vé máy bay đã tăng 8,9% so với cùng kỳ, lạm phát chi phí du lịch là 7,0%, giá vé xem phim và biểu diễn đã tăng 11,0%.
Các báo cáo tiêu dùng trong kỳ nghỉ lễ cho thấy có sự phân hoá, phản ánh lo ngại về tiền lương và việc làm.
Trong khi người Trung Quốc đổ xô đến rạp chiếu phim và chi nhiều hơn cho mua sắm, ăn uống và du lịch trong nước, chi tiêu bình quân đầu người trong kỳ nghỉ lễ chỉ tăng 1,2% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,4% vào năm 2024, các chuyên gia phân tích tại ANZ ước tính.
CPI tăng 0,7% so với tháng trước trong tháng 1, tương tự như mức tăng trong tháng 12/2024, và thấp hơn dự báo tăng 0,8% của các chuyên gia kinh tế.
Phó giáo sư tại Trường Kinh doanh CUHK, Bruce Pang cho biết, các địa phương của Trung Quốc đã công bố mục tiêu kinh tế năm 2025 với mức trung bình của giá mục tiêu dưới 3%, cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang dự đoán sẽ có những thay đổi và áp lực lên giá cao hơn.
Ở thông tin khác, sản xuất của Trung Quốc bất ngờ thu hẹp trong tháng 1, trong khi hoạt động dịch vụ suy yếu, duy trì những lời kêu gọi cần kích thích kinh tế hơn nữa. Bắc Kinh dự kiến sẽ duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, nhưng thuế quan mới của Mỹ sẽ gây căng thẳng cho xuất khẩu, một trong số ít điểm sáng của nền kinh tế nước này vào năm ngoái.
Cụ thể, chỉ số PPI đã giảm 2,3% so với cùng kỳ trong tháng 1, tương tự mức giảm trong tháng 12 và giảm sâu hơn so với dự báo là 2,1%. Như vậy, giá xuất xưởng đã duy trì giảm phát trong 28 tháng liên tiếp.
Chính phủ dự kiến sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ hoặc tài khóa trước kỳ họp quốc hội thường niên vào tháng Ba, Zhiwei Zhang, chủ tịch và cũng là nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết và thêm rằng: "Đối với các nhà hoạch định chính sách, sự không chắc chắn bên ngoài dường như được quan tâm hơn các thách thức kinh tế trong nước ở thời điểm hiện tại".
Các tin khác

Fed không vội giảm lãi suất trong bối cảnh bất ổn về thuế quan

Sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”

BoJ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh rủi ro thuế quan

Thị trường hàng hóa: Diễn biến giá bị tác động bởi tình hình địa chính trị

Dự báo mới từ Fed: Lạm phát, suy thoái và những ẩn số từ Trump

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index tiến sát mốc 2.300 điểm

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro từ thương chiến

Thị trường hàng hóa: Giá bạc lên mức cao nhất trong 4 tháng, giá ca cao lao dốc

Trung Quốc: Tín dụng chậm hơn dự kiến trong tháng 2

Cân đối tăng trưởng - lạm phát: Bài toán khó của Fed

Fed có thể trì hoãn giảm lãi suất tới giữa năm sau?

Thị trường hàng hóa: Lực mua bắt đáy kéo giá đậu tương đi lên

Mỹ định nâng thuế lên hàng châu Âu, lo ngại suy thoái gia tăng

Mỹ: Lạm phát giá tiêu dùng giảm tốc trong tháng Hai

NHTW Canada giảm lãi suất

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
