Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Hương Giang
Hương Giang  - 
Với vai trò trung tâm trong hệ sinh thái tài chính xanh, ngân hàng không chỉ cung cấp vốn trực tiếp, mà còn là đơn vị định hướng, dẫn dắt, kết nối đối tác và thúc đẩy hành trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp. Dù còn nhiều khó khăn, tiềm năng phát triển tín dụng xanh vẫn được đánh giá cao nhờ nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý và sự vào cuộc quyết liệt của ngành Ngân hàng.
aa
Phó Thống đốc Đào Minh Tú dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ Gạc Ma Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Xây dựng Co-opBank phát triển đủ mạnh dẫn dắt hệ thống QTDND
Phó Thống đốc Thường trực NHNN - Đào Minh Tú
Phó Thống đốc Thường trực NHNN - Đào Minh Tú

Định hướng rõ ràng tạo cơ hội phát triển

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, tín dụng xanh và thực hành ESG là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững, là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia, là giải pháp giúp các tổ chức tín dụng định hướng lại hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, qua đó khẳng định vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp, tín dụng xanh là nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao, cải tiến công nghệ, chuyển đổi sản xuất xanh. Trên cơ sở đó, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi, cơ hội để phát triển tín dụng xanh, nhờ có các định hướng, quy định rất rõ ràng.

Trên thực tế, NHNN đã nhận thức rất rõ về tăng trưởng xanh, tín dụng xanh từ rất sớm. Theo đó, để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Đây được coi là những bước đi đầu tiên trong định hướng hoạt động ngân hàng hướng tới mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Sau 10 năm triển khai, trên cơ sở các khung chính sách này, “ngành Ngân hàng đã vào cuộc quyết liệt, chủ động, triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng xanh và đã đạt nhiều kết quả tích cực”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Với định hướng chiến lược rõ ràng và hệ thống giải pháp thực tiễn đang được triển khai đồng bộ, ông Vương Thành Long, Phó Trưởng khối Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV chia sẻ, từ năm 2018, BIDV đã hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực năng lượng hóa thạch (nhiệt điện, điện than…), dự án thủy điện lớn, dự án gây phát thải nhà kính. Năm 2019, BIDV ban hành khung quản lý rủi ro môi trường - xã hội áp dụng đối với các khoản cho vay từ nguồn vốn quốc tế. Khung khoản vay bền vững được BIDV xây dựng và ban hành; hoàn thiện, ban hành khung trái phiếu xanh và bền vững theo nguyên tắc/hướng dẫn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế để thực hiện huy động vốn cho các hoạt động tài trợ ESG của ngân hàng. Đồng thời, BIDV cũng triển khai các gói tín dụng đi kèm dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các chính sách ưu đãi nhằm giải quyết những khó khăn thực tế mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong việc đáp ứng các tiêu chí ESG…

Các dự án xanh đòi hỏi đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài

Từ những bước đi ban đầu, sau 10 năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam đã thu về những thành tựu vượt bậc. Tính đến 31/12/2024, đã có 48 tổ chức tín dụng cho vay với dư nợ tín dụng xanh đạt gần 680 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cuối năm 2023, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm hơn 41%) và nông nghiệp xanh (trên 29%); tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh bình quân đạt hơn 21,2%/năm trong giai đoạn 2017 - 2024, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế. Đến nay, dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tăng trên 26% so với cuối năm 2023.

Nhìn lại chặng đường 10 năm triển khai Chỉ thị số 03, Quyết định số 1552 và nhiều giải pháp khác, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chia sẻ, ngành Ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng rất vui mừng trước những đánh giá tích cực và khách quan của các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong thời gian qua. Những đánh giá tích cực được thể hiện trực tiếp bằng những con số của tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh hàng năm, các cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng xanh dần hoàn thiện; hoạt động cấp tín dụng xanh, nhất là các ngành đặc thù. Các tổ chức tín dụng đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu về tín dụng xanh, ngân hàng xanh khá toàn diện, đáp ứng các quy định của NHNN, quy định của pháp luật về môi trường, tiệm cần dần với tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua các giải pháp của NHNN và các tổ chức tín dụng, kết quả tăng trưởng tín dụng xanh đạt được sự tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ. Từ đó, đóng góp vào tỷ trọng ngày càng cao hơn trong tổng dư nợ của nền kinh tế.

Gỡ “thế khó” cho ngân hàng, doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong thực tiễn, Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ, các ngân hàng và doanh nghiệp đều gặp không ít khó khăn trong việc triển khai nội dung này, như chưa có danh mục phân loại xanh quốc gia, quy định chung về ESG để các doanh nghiệp thực hành, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngày càng khắt khe; công cụ thẩm định rủi ro còn hạn chế, thời gian hoàn vốn dài, hiệu quả tài chính chưa rõ ràng… Những “nút thắt” đó đòi hỏi một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và đồng bộ hơn giữa chính sách - thị trường - hành lang pháp lý.

Ở góc độ các ngân hàng thương mại, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, các dự án xanh như điện sinh khối, điện rác tuy có tiềm năng nhưng thường không có hiệu quả tài chính rõ ràng. Bên cạnh đó chính sách quy hoạch thiếu ổn định khiến ngân hàng không thể đánh giá chính xác hiệu quả dự án. Một bất cập nữa là yêu cầu ngân hàng phải đánh giá tiêu chí xanh nhưng lại không có công cụ hay cơ chế xác nhận chính thức. Tất cả những điều này khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc cấp tín dụng cho các dự án xanh.

Để mở rộng, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Hà Thu Giang cho rằng, cần có sự phối, kết hợp từ các bộ, ngành, cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ, tạo động lực huy động mọi nguồn lực từ các khu vực kinh tế. Bên cạnh đó, cần xây dựng và thực hiện các giải pháp hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận, huy động các nguồn tài chính từ các định chế tài chính, các quỹ và các nhà đầu tư tư nhân quốc tế, các quỹ tài chính để có điều kiện cung cấp các khoản tín dụng với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực xanh. Đặc biệt, danh mục phân loại xanh quốc gia cần sớm được ban hành.

Ở góc nhìn chuyên gia, TS. Bùi Thanh Minh, Phó Giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đề xuất, Nhà nước cần thiết kế các chính sách tài chính hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng danh mục cho vay xanh. Việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng xanh hoặc mở rộng phạm vi bảo lãnh của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho các khoản vay ngân hàng cũng là hướng đi khả thi nhằm chia sẻ rủi ro tín dụng. Mặt khác, cần nghiên cứu các chính sách ưu đãi về thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế nhập khẩu thiết bị xanh, dành cho các ngân hàng và doanh nghiệp tích cực tham gia các chương trình tín dụng xanh.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 13/6: Tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng

Sáng 13/6: Tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (13/6), tỷ giá trung tâm giảm 15 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 7-40 đồng so với phiên trước.
Ngân hàng hỗ trợ số hóa tài chính hộ kinh doanh

Ngân hàng hỗ trợ số hóa tài chính hộ kinh doanh

Các ngân hàng đang phát triển sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ các tiểu thương, hộ kinh doanh minh bạch hóa tài chính, quản lý dòng tiền hiệu quả và tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp còn chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Lãi suất huy động tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank hiện đang dao động từ 1,6-4,8%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tại các ngân hàng có xu hướng giảm so với thời điểm đầu năm.
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Giao diện mới Cổng Thông tin điện tử NHNN: Hiện đại, khoa học, dễ tiếp cận thông tin

Giao diện mới Cổng Thông tin điện tử NHNN: Hiện đại, khoa học, dễ tiếp cận thông tin

Ngày 10/6/2025, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CTTĐT NHNN) chính thức ra mắt giao diện mới với thiết kế hiện đại, thân thiện, nội dung được nâng cấp toàn diện.
Xây dựng Đảng bộ Co-opBank vững mạnh toàn diện vì sự phát triển của hệ thống QTDND

Xây dựng Đảng bộ Co-opBank vững mạnh toàn diện vì sự phát triển của hệ thống QTDND

“Đại hội Đảng bộ Co-opBank lần thứ IV là một sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ và toàn thể cán bộ, đảng viên Co-opBank. Đại hội là dịp để đánh giá một cách toàn diện, khách quan chặng đường 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời hoạch định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đột phá cho giai đoạn phát triển mới 2025 - 2030”, đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank nhấn mạnh tại Đại hội Đảng bộ Co-opBank lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân” ngày 12/6/2025.
Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/6), tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-20 đồng so với phiên trước.