Việt Nam tiếp tục “hút” kiều hối
![]() | Kiều hối - nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế |
![]() | Chủ động tạo lập nguồn kiều hối ổn định, bền vững |
![]() |
TS. Nguyễn Đức Độ |
Ông có nhận định thế nào về nguồn kiều hối của nước ta trong thời gian qua?
Thực tế, Việt Nam luôn được đánh giá là nước có nguồn kiều hối tương đối ổn định. Với hàng triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiềm lực tài chính của Việt kiều ngày một tăng, lượng kiều hối về Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, không chỉ ở số lượng mà cả về chất lượng.
Minh chứng là trong năm 2022, đã có nhiều ý kiến lo ngại về lượng kiều hối sẽ giảm mạnh do tình hình lạm phát tăng cao trên thế giới, giá dầu, giá lương thực tăng cao ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, khiến họ giảm bớt lượng tiền gửi về gia đình. Tuy nhiên thực tế, số liệu thống kê cho thấy, dòng kiều hối về Việt Nam trong năm vừa qua vẫn khá tốt so với các năm trước. Không chỉ năm 2022, mà trong nhiều năm gần đây, nguồn kiều hối đổ về Việt Nam rất ổn định, dù khó khăn, đồng bào ta ở nước ngoài vẫn gửi tiền về hỗ trợ gia đình.
Nguyên nhân nguồn kiều hối tăng trưởng tích cực trong bối cảnh thế giới nhiều biến động là bởi Việt Nam có môi trường đầu tư ngày càng tốt, nhiều chính sách hấp dẫn dành cho Việt kiều. Người dân ngày càng cảm nhận rõ sự thay đổi tích cực của môi trường kinh doanh trong nước, cộng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô là những yếu tố khuyến khích kiều bào chuyển tiền về cho người thân đầu tư trong nước.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của chính sách tiền tệ trong việc thu hút kiều hối?
Việc thu hút kiều hối phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh doanh ổn định, nhiều chính sách hấp dẫn. Để thu hút kiều hối, điều kiện tiên quyết là giữ ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tốt. Thời gian qua, chính sách tiền tệ đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Ngoài ra, việc duy trì chính sách lãi suất thực dương, tỷ giá ổn định… cũng là những yếu tố quan trọng giúp thu hút kiều hối.
Có thể khẳng định rằng, kiều hối có tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Bởi kiều hối giúp cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán của Việt Nam. Qua đó có điều kiện để thực hiện các chính sách về ngoại hối, tỷ giá hối đoái và nhất là tăng dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ góp phần củng cố tiềm lực tài chính nói chung và tiềm lực tài chính đối ngoại nói riêng của Việt Nam, làm cơ sở hoạch định chính sách ngoại hối. Đồng thời kiều hối cũng hỗ trợ và phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ của NHTW. Vì vậy, theo tôi quan sát, NHNN luôn luôn có chính sách thu hút tốt nguồn lực này.
Vậy về phía các NHTM cần làm gì để thu hút nguồn kiều hối thời gian tới?
Ở góc độ các NHTM, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều còn giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ. Khi dòng kiều hối được chuyển qua kênh ngân hàng nhiều hơn, các ngân hàng sẽ có cơ hội tăng thu hút tiền gửi từ chuyển đổi ngoại tệ sang VND, thêm nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Hơn nữa, kiều hối chuyển qua kênh chính thức còn giúp tổ chức tín dụng tiếp cận các hộ gia đình, cung cấp dịch vụ tài chính, tạo cơ hội cho họ quản lý tài chính cá nhân, hạn chế rủi ro tài chính.
Hiện nay, dù các NHTM vẫn là kênh chuyển kiều hối chính nhưng cũng đã xuất hiện sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các công ty kiều hối. Chính vì vậy, bản thân các nhà băng cần có chính sách thu hút kiều hối tốt hơn, thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự thuận tiện, đơn giản trong các thủ tục, nhiều ưu đãi hấp dẫn… đồng thời có các sản phẩm đi kèm như dịch vụ đầu tư để tạo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chính sách phù hợp để thu hút nguồn lực này qua việc tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư tốt, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đi kèm với đó là chính sách cởi mởi, hấp dẫn dành cho Việt kiều.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Chuyên gia: Cần xem xét thành lập ngân hàng đầu tư xanh

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Lãi suất và phục hồi tăng trưởng

Tăng vốn - vấn đề cấp thiết của ngân hàng

Thách thức chưa giảm, cần nỗ lực nhiều hơn

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Bất động sản: Phân khúc nào được ngân hàng quan tâm?

“Bến đỗ” nào hợp lý cho nhà đầu tư trong năm 2023?

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?
