Việt Nam trước "làn sóng" đầu tư công nghiệp giá trị cao
Đón làn sóng đầu tư mới, tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng [Infographic] Tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 69,23 tỷ USD |
Đáng chú ý, đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng các dự án đầu tư. Nhiều dự án lớn trong lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm với giá trị gia tăng cao được đầu tư mới và mở rộng vốn.
Báo cáo Tiêu điểm ngành công nghiệp Việt Nam 2024 do Savills Việt Nam vừa công bố, ngành công nghiệp Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển biến mạnh mẽ, thu hút “làn sóng" mới về đầu tư giá trị cao, đánh dấu sự phát triển thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số ở Đông Nam Á. Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, Việt Nam đã chuyển đổi từ quá trình sản xuất truyền thống, với các công ty tập trung tìm kiếm chi phí lao động thấp hơn, thành một quốc gia công nghệ cao, chuyên sâu hơn, với năng lực sản xuất cao. Quá trình này được củng cố bởi nhiều yếu tố, bao gồm lực lượng lao động năng động, các chính sách ưu đãi của Chính phủ, sự cởi mở trong hợp tác thương mại, vị trí chiến lược cùng với sự nâng cấp và cải thiện liên tục của cơ sở hạ tầng.
Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực song, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế (VEPR) cũng thẳng thắn nhìn nhận, lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, điện tử của Việt Nam mới đang ở công đoạn gia công lắp ráp là chính. Để có bước đột phá cần phải có được sự tham gia của những nhà đầu tư lớn và những lĩnh vực liên quan.
Bên cạnh đó, khi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực, các ưu đãi miễn, giảm thuế sẽ không còn hiệu quả, làm giảm tính hấp dẫn môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Do vậy, để tận dụng tốt cơ hội từ làn sóng đầu tư vào công nghiệp giá trị cao, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, có cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng kết nối với khu vực doanh nghiệp trong nước và tăng sự đóng góp vào nền kinh tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước cũng cần nắm bắt những cơ hội này để xây dựng chiến lược phát triển bền vững và hiệu quả trong giai đoạn tới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài, gồm 36 chỉ tiêu. Theo các chuyên gia, Bộ tiêu chí này có tính khả thi cao, dễ thực hiện, có thể định lượng để xếp hạng các địa phương khi đánh giá hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.
Tin liên quan
Tin khác

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030
