Ngay trong sáng 8/9, đoàn công tác Tổng cục Hải quan do đồng chí Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số tại Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu- đóng tại địa bàn Quảng Ninh.
Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân Đội đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin
Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 14,15 tỷ USD tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, con số này có mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp nước ngoài quản lý chuỗi cung ứng sản xuất và hàng hóa khi Việt Nam đang trở thành một trong những cứ điểm sản xuất toàn cầu.
Cùng với việc bổ nhiệm nhân sự cao cấp, Tập đoàn tiếp tục thương lượng, đàm phán với các ngân hàng và định chế tài chính để huy động các nguồn vốn mới, song song đó nỗ lực phối hợp các địa phương để tháo gỡ, hoàn thiện pháp lý các dự án đang phát triển, cũng như chuẩn bị quỹ đất đón đầu thị trường.
Ngày 6/ 9 tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) Việt Nam tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC và các hoạt động trong năm 2024 của Hội đồng.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/8/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký cấp mới có 2.247 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt gần 12 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký.
Việc áp dụng các yếu tố ESG (Môi trường – Environmental, Xã hội – Social, Quản trị – Governance) vào chiến lược phát triển du lịch sẽ giúp Việt Nam khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của mình, đồng thời bảo vệ và phát triển bền vững các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá.
Trong tháng Tám, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là hơn 124,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 71,8 nghìn lao động, giảm 15,2% về số doanh nghiệp, giảm 6,2% về vốn đăng ký và giảm 12,1% về số lao động so với tháng 7/2024.
Trước tình hình cơn bão số 3 đi vào đất liền, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực phía Bắc đã nhanh chóng có kế hoạch ứng phó
Trong tháng 8, số doanh nghiệp thành lập mới giảm nhưng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Cuối năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Đây là thời điểm quan trọng, không chỉ là mùa mua sắm cao điểm mà còn là giai đoạn quyết định để hoàn thành các mục tiêu kinh tế cả năm.
Là nhóm doanh nghiệp được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, ngành Ngân hàng cần có sự ưu tiên hỗ trợ tài chính, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024, khẳng định định hướng, chủ trương cho phép Petrovietnam tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo (NLTT), đặc biệt là phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, để các chủ trương, định hướng đi vào thực tế, cần sự chung tay của Chính phủ và các bộ ban ngành, trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các Tập đoàn kinh tế lớn thực sự trở thành những “quả đấm thép”…
Là một mô hình kinh tế khép kín dựa trên cơ sở của việc tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng, chia sẻ, cho thuê hay sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của hàng hóa, tận dụng tối đa giá trị của các nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác/thu thập, mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang dần được xem là một chiến lược hữu ích có thể giúp các quốc gia cân bằng 3 mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội tại nhiều nước trên thế giới.
Sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử, thói quen sử dụng kỹ thuật số của người dân ngày càng tăng và nỗ lực của Chính phủ trong việc số hóa nền kinh tế đã tạo nền tảng cho sự mở rộng của lĩnh vực công nghệ tài chính số (Fintech) tại Việt Nam.