Xây dựng gặp khó với 1.200 dự án bất động sản đình trệ
![]() |
Các doanh nghiệp bất động sản cho rằng 70 khó khăn, vướng mắc đến từ vấn đề pháp lý - Ảnh: Đình Hải |
“Một nguồn lực khổng lồ đang bị đóng băng. Các dự án đình trệ không những không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội mà còn dẫn đến nhiều hệ luỵ tiêu cực”, báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.
Xây dựng nằm trong số các lĩnh vực chịu tác động lớn nhất từ thực trạng này. Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang phải “xoay” từng tháng lương để chi trả cho nhân viên và công nhân. Ngay cả các doanh nghiệp đầu ngành cũng không tránh khỏi căng thẳng về cân đối dòng tiền mỗi ngày.
Coteccons báo cáo lợi nhuận ròng quý I năm nay chỉ đạt 22 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 3,5% xuống còn 2,8% - một mức đáng báo động khi chi phí hoạt động, nguyên vật liệu, chi phí khấu hao và nhân công tiếp tục ở mức cao.
Một doanh nghiệp đáng chú ý khác là Hưng Thịnh Incons cũng có khoản lỗ quý I ở mức 18 tỉ đồng, trong khi doanh thu giảm đến 71% so với cùng kì năm trước.
“Thê thảm” hơn, tập đoàn Hoà Bình quý I tiếp tục ghi nhận khoản lỗ 445 tỉ đồng, sau khoản lỗ kỷ lục hơn 1.2000 tỉ đồng trong quý IV năm ngoái. Trong giai đoạn làm ăn thịnh vượng, lợi nhuận lớn nhất mỗi quý của Hoà Bình chỉ đạt vài trăm tỉ. Do đó, với khoản lỗ khủng nói trên, giới đầu tư tự hỏi đến khi nào Hoà Bình sẽ khắc phục được?
Cấu trúc của ngành xây dựng có thể được chia theo các phân khúc như xây dựng dự án thương mại, xây dựng khu đô thị - dân cư, xây dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lượng và các tiện ích khác.
Ngành này từng được xem là ngành “ăn nên làm ra” trước đây nhờ giá bất động sản tăng cao, các dự án cầu đường bùng nổ.
Hãng nghiên cứu thị trường Global Data ước tính thị trường xây dựng Việt Nam có giá trị 108,6 tỉ USD vào năm 2022.
Nhưng, xây dựng đang ở một giai đoạn rất thách thức, thậm chí không loại trừ một số doanh nghiệp lâu năm phải đóng cửa, chia tay với nghề.
Theo chia sẻ của một giảng viên khoa xây dựng thuộc Đại học Bách Khoa TP.HCM, ngành này đang ở giai đoạn ảm đạm nhất trong vài năm tới, thậm chí khó khăn hiện nay còn lớn hơn cả giai đoạn khủng hoảng 2008-2012. Hàng nghìn kĩ sư xây dựng đang đứng trước nguy cơ thiếu việc hay mất việc.
Vào thời điểm này, niềm đam mê với nghề sẽ là động lực lớn nhất để các chủ doanh nghiệp vượt khó và trụ lại với nghề. Đam mê ở đây là làm thật và chi tiết đến từng cái nhỏ nhất bên cạnh sự “lì lợm” về đích đến. Các nhà thầu cũng phải sắp xếp lại bộ máy theo hướng đơn giản hoá nhất, tránh cồng kềnh chi phí.
Tái cấu trúc, loại bỏ các mảng hoạt động chưa mang lại dòng tiền hay hiệu quả thấp sẽ giảm bớt áp lực.
Ví dụ, Hoà Bình đã thoái vốn khỏi dự án Trung tâm Đổi mới Sáng tạo ở Khu công nghệ cao TP.HCM để bổ sung nguồn vốn hoạt động. Còn Coteccons thực hiện quá trình chuyển đổi lớn, trong đó đặt mục tiêu chinh phục các mega-project (dự án có quy mô lớn, yêu cầu cao và tầm ảnh hưởng rộng), tăng repeat sales (đạt được dự án mới với khách hàng đã có), mở rộng tệp khách hàng (nhất là nhóm khách hàng FDI) và quyết liệt theo đuổi các dự án hạ tầng lớn.
Bên cạnh đó, các nhà thầu nên đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp công nghệ, hệ thống tự động hoá trong quản lí, thiết kế, thi công để cải thiện hiệu suất làm việc, tiết giảm chi phí. Tiêu biểu là thị trường đang chứng khiến xu thế nổi lên của nhà tiền chế, nhà lắp ghép nhờ ứng dụng các công nghệ, có tính tuỳ biến cao như Big Data, in 3D.
Bên cạnh mảng dân dụng đang đình trệ, các phân khúc tiềm năng khác hiện nay là năng lượng, tiện ích, cấp thoát nước đô thị, đầu tư hạ tầng đô thị thông minh. Việc Chính phủ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sản lượng của ngành trong giai đoạn dự báo.
Global Data dự báo thị trường xây dựng Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình năm hơn 6% trong giai đoạn 2024-2027 nhờ sự tập trung của Chính phủ vào phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ và năng lượng của đất nước, đi đôi với đầu tư để phát triển nhà ở giá rẻ.
Tăng trưởng trong giai đoạn dự báo của ngành còn được hỗ trợ bởi kế hoạch của Chính phủ, xây dựng 1,4 triệu căn nhà ở xã hội. Đầu năm nay, bốn ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối đã cam kết dành một gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng để hỗ trợ phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Đó là kênh mà các nhà thầu có thể đẩy mạnh khai khác.
Thực tế, bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp vẫn duy trì kết quả ổn định nhờ đa dạng hoá nguồn hoạt động hay bản cân đối kế toán tương đối lành mạnh. Viettel Construction ghi nhận doanh thu thuần quý I tăng 17%, lợi nhuận ròng tăng 21%. Động lực tăng trưởng chính của nhà thầu này đến từ mảng xây dựng công trình, vận hành kỹ thuật và cho thuê hạ tầng viễn thông.
Hay như nhà thầu mới nổi Central Cons ghi nhận doanh thu 2022 tăng gần 80% lên 9.000 tỉ đồng, lợi nhuận ròng 233 tỉ đồng. Trong quý I/2023, lợi nhuận sau thuế của Central Cons tuy giảm nhưng đạt 33 tỷ đồng, vẫn cao hơn các đối thủ khác.
Các tin khác

Khách có nhu cầu ở thực ưu tiên lựa chọn căn hộ hoàn thiện Zen Tower – Feliz Homes

Những tiện ích đỉnh cao của cư dân The Zurich - Vinhomes Ocean Park 1

Đà Nẵng: Thông qua việc xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính một số khu đất, dự án trên địa bàn

Môi giới bất động sản vẫn mang danh "cò đất"

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh tầm nhìn đến năm 2050

Loạt phố Hàn đình đám sắp “cập bến” phía Đông Hà Nội

Nhà đầu tư lạc quan về triển vọng dài hạn của logistics

Vinhomes được vinh danh Top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư tốt nhất năm 2023

Lối đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng

Quảng Ngãi: Quy hoạch khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ gần 3.400 ha

The Infinity: Biểu tượng sống sôi động, kết nối không giới hạn tại Phú Quốc

TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số lượng công trình xanh

Chuyên gia: Cú hích bất động sản sẽ bắt đầu từ đầu quý I/2024

Thị trường bất động sản hiện nay không hề khủng hoảng

Giám đốc ADB: Việt Nam khá thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô

CIC cảnh báo hiện tượng lừa đảo "kiểm tra điểm tín dụng"
![[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/15/medium/infographic-gia-xang-giam-trong-phien-dieu-hanh-2102023-20231002155928.jpg?rt=20231002155931?231002042521)
[Infographic] Giá xăng giảm trong phiên điều hành 2/10

WB: Sức cầu yếu khiến GDP của Việt Nam chững lại, dự báo ở mức 4,7%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Quảng Trị tổ chức Hội nghị chuyên đề Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023
Bình Định: Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đà Nẵng: Agribank ra mắt chợ, tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Thanh toán không tiếp xúc là xu hướng của thời đại mới

Nhiều ưu đãi dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB

Hành trình chuyển đổi BIDV Core Banking và những điều “lần đầu tiên” thực hiện

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ
