Xây dựng thương hiệu để “hút” vốn
Nhóm ngân hàng quốc tế bao gồm HSBC, UOB, Standard Chartered, BNP Paribas, Credit Suisse vừa tham gia cam kết cho vay và bảo lãnh một gói tín dụng 650 triệu USD đối với Masan. Nếu tính cả gói vay hợp vốn 600 triệu USD vào cuối năm ngoái, thì 6 tháng qua, tập đoàn này đã huy động được 1,25 tỷ USD phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Sự việc trên cho thấy, trong bối cảnh hơn một năm qua nhiều cửa hàng tiện lợi và chuỗi bán lẻ thu hẹp mạng lưới kinh doanh thì vẫn có những doanh nghiệp tiếp tục mở rộng và được nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào kinh doanh. Điều này cũng nói lên một thực tế doanh số của hoạt động kinh doanh bán lẻ sẽ quyết định đến sự huy động nguồn lực tài chính để mở rộng có ý nghĩa rất lớn.
Trở lại câu chuyện nhiều doanh nghiệp bán lẻ phải thu hẹp hoạt động trong thời gian qua do quy mô cửa hàng nhỏ lẻ, uy tín thương hiệu chưa đủ lớn và đặc biệt quản lý dòng tiền bán hàng chưa tốt nên không thu hút được vốn đầu tư. Cùng với đó, các cửa hàng, doanh nghiệp này cũng chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm những mặt hàng thiết yếu với chất lượng bình dân thay vì hàng hóa cao cấp.
![]() |
Ảnh minh họa |
Với chuỗi của bán lẻ Winmart - một mảng chính trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Masan được mua lại từ Vingroup, sau một thời gian ngắn đã phát triển nhanh chóng trở thành một hệ thống cửa hàng tiện ích len lỏi vào các khu dân cư và có phần lấn át chợ truyền thống. Mặc dù, mặt hàng rau củ quả hiện vẫn chưa được người tiêu dùng hài lòng so với các nhà bán lẻ khác, nhưng một số mặt hàng thực phẩm tươi sống của chuỗi bán lẻ này lại đang tìm được phân khúc khách hàng nhất định.
Khả năng tiếp cận nhóm khách hàng bình dân của chuỗi cửa hàng Winmart lại đang dần tạo ra một phong cách mua sắm mới bên cạnh các đại siêu thị. Điều này đã thu hút sự đầu tư của các định chế tài chính quốc tế bỏ vốn vào và đang xây dựng lên một hệ sinh thái liên kết từ bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, đối tác ngân hàng thanh toán không dùng tiền mặt tạo tiện ích cho người tiêu dùng.
Theo HSBC, tiêu dùng trong nước đang trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế sau khi thương mại toàn cầu gặp khó khăn do tác động từ đại dịch Covid-19. Dự báo, năm 2023, tiêu dùng sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng tiêu dùng có thể chậm lại phần nào do hiệu ứng cơ sở.
Hiện nhiều nền kinh tế hướng về xuất khẩu đang cảm nhận rõ những khó khăn từ thị trường bên ngoài và đang chuyển hướng sang dựa nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, tiêu dùng sẽ đi đâu về đâu trong năm 2023 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát, chính sách tài khóa, tâm lý người tiêu dùng, sự phục hồi của thị trường lao động và tỷ lệ tiết kiệm.
Theo số liệu thống kê Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2023, doanh số bán lẻ tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh tiêu dùng nội địa tiếp tục phục hồi. Các dịch vụ liên quan đến du lịch như lưu trú và ăn uống tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự phục hồi trong ngành du lịch đang diễn ra. Tuy nhiên, HSBC đánh giá, mặc dù lạm phát toàn phần của Việt Nam tăng với tốc độ chậm hơn (tháng 2 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước). Song áp lực giá tăng có thể kéo tới ít nhất là nửa đầu năm 2023. Áp lực lạm phát cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân.
Trong khi đó, không gian tài khoá được các chuyên gia dự báo sẽ không còn lớn để hướng tới người tiêu dùng, sau một năm Việt Nam giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, tiêu dùng năm nay sẽ được tiếp sức từ việc làm của người lao động phục hồi, khi đó sẽ phát sinh thu nhập sức mua trên thị trường và sức mua của nền kinh tế sẽ tăng lên. Đặc biệt là từ tháng 7/2023 Việt Nam sẽ tăng lương cơ sở lên từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng sẽ hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình đáng kể.
Mặc dù tăng lương có thể tác động lên giá là một bức tranh đa chiều. Song, HSBC nhận định ở Việt Nam sức mua không giảm, thậm chí còn tăng lên, tiếp thêm sự vững vàng cho nền kinh tế trong năm 2023. Đây là yếu tố thấy rõ nhất của động lực tăng trưởng của nền kinh tế đang chuyển sang nhu cầu nội địa sau khi những khó khăn về thương mại toàn cầu gia tăng. Và trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp, chuỗi bán lẻ nào biết tận dung cơ hội, nắm mắt xu hướng tiêu dùng, xây dựng được thương hiệu sẽ dễ hơn trong huy động vốn và mở rộng kinh doanh.
Các tin khác

Cơ hội hợp tác đầu tư công nghệ thông tin với doanh nghiệp Ba Lan

Bình Dương chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,9% so với cùng kỳ

Cơ hội thúc đẩy cho vay DNNVV do phụ nữ làm chủ

Đầu tư tác động: Lời giải cho bài toán phát triển xanh và bền vững

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội

FinanceAsia bình chọn Citi là Ngân hàng vì sự phát triển bền vững của năm tại Việt Nam

Ever Việt Nam đã xây dựng được hơn 100 đại lý trên toàn quốc

Đắk Nông: Lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho doanh nghiệp

Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi mới

Quảng Nam: “Xắn tay áo” gỡ khó cho doanh nghiệp

Công nghệ giáo dục hút vốn ngoại

Dồn sức hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Kết nối doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Hội nghị kết nối cung ứng sản phẩm với doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu để hoàn thiện chế độ tiền lương mới

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Vươn lên làm giàu nhờ "bà đỡ" ngân hàng
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

Vietcombank được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 18

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank
