Xu hướng chuyển dịch chuỗi giá trị sản xuất: Việt Nam có cơ hội lớn
Tăng cường phổ biến Hiệp định CPTPP cho người dân và doanh nghiệp | |
Cơ hội mới của DN thủy sản | |
Hiệp định CPTPP: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng tham gia? |
Ông Adam Sitkoff |
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại (CTTM) Mỹ - Trung leo thang, có nhiều phân tích và dự báo về xu hướng các DN chuyển dịch khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu. Quan điểm của ông thế nào?
Do CTTM Mỹ - Trung leo thang, chúng ta đang thấy có một sự chuyển dịch mạnh nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2000. Tôi nghĩ hiện nay Việt Nam đang có một cơ hội lớn để đón nhận sự chuyển dịch này. Thực sự đã có rất nhiều công ty đang làm ăn tại Trung Quốc thấy rủi ro và đang xem xét về các khả năng chuyển dịch một số hoạt động sản xuất của mình sang các nước khác như Việt Nam. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần làm gì để tận dụng được hoàn toàn xu hướng chuyển dịch này?
Đó cũng là câu hỏi mà tôi muốn đặt ra nhưng trước hết, ông có thấy xu hướng ấy đang thực sự diễn ra trên thực tế không?
Có chứ, trong thời gian vừa qua, chúng tôi thấy có nhu cầu ngày càng tăng lên của DN Mỹ trong tìm kiếm các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp. Họ muốn gặp gỡ và làm việc với các chuyên gia luật và kế toán để tìm hiểu về hệ thống pháp luật, quy định của Việt Nam.
Gần đây AmCham đã có 2 khảo sát ở Trung Quốc và kết quả khảo sát cho thấy, có tới 2/3 số DN Mỹ hoặc đang có ý định chuyển đi, hoặc đang tìm kiếm cơ hội để dịch chuyển. Điều đó phản ánh thực tế chuyển dịch đang diễn ra. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do lương nhân công ở Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian vừa qua và nhiều DN Mỹ đã bắt đầu phải tính toán hay tìm kiếm những địa điểm mới ngoài Trung Quốc để giảm bớt rủi ro. Trong một thời gian dài vừa qua, nhiều DN FDI đã sử dụng chính sách Trung Quốc + 1 (tức là ngoài cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc thì họ cũng tìm thêm nơi khác ngoài Trung Quốc để hoạt động), và Việt Nam là một lựa chọn. Bên cạnh đó, CTTM Mỹ - Trung leo thang cũng khiến nhiều DN FDI trước đây đã nghĩ về sự cần thiết phải chuyển dịch thì bây giờ họ thấy là thời điểm phải hành động.
Vậy liệu sự chuyển dịch ấy sẽ diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới?
Tôi cho rằng việc chuyển dịch một phần kinh doanh khỏi Trung Quốc sẽ không thể xảy ra một cách nhanh chóng. Đúng là họ đang ngó đến Việt Nam, nhưng họ cũng đang xem xét chuyển tới Thái Lan, Mexico hay bất kỳ nơi nào khác khi các nước đều đang nỗ lực để thu hút các NĐT trong xu hướng chuyển dịch này, bởi ai cũng muốn tận dụng cơ hội này để tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế của mình.
Hơn nữa, cần nhớ là ngay cả khi họ đã lập ra kế hoạch, phác thảo ra các con số cụ thể cho thấy nếu làm ở Việt Nam sẽ tốt hơn so với Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa là kế hoạch ấy chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi họ đã có chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, đã tuyển dụng nhân công lao động ở Trung Quốc, đã hiểu ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp ở Trung Quốc, đã có các tuyến đường vận chuyển hàng hóa được thiết lập. Thậm chí, mọi người còn phải mất thời gian tìm hiểu và tìm kiếm trường học cho con cái họ, tìm hiểu về các món ăn hay những chỗ ở phù hợp…
Tức là, đây là một quá trình phức hợp của nhiều yếu tố. Nên việc nhiều người nghĩ khi Mỹ áp đặt thuế quan với Trung Quốc thì các DN sẽ chuyển đến Việt Nam ngay nhưng thực tế không đơn giản như thế. Nó sẽ mất thời gian và các DN sẽ phải lựa chọn xem họ nên đến nơi nào và họ sẽ tiến hành sự chuyển dịch đó như thế nào.
Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đón xu hướng dịch chuyển lãi suất |
Với Việt Nam, những thách thức lớn để thu hút được dòng chuyển dịch này là gì?
Qua tiếp xúc với các DN, tôi thấy các yếu tố mà họ quan tâm thường tập trung vào các vấn đề như: Lực lượng lao động đã sẵn sàng chưa; cơ sở hạ tầng (CSHT) đã sẵn sàng chưa; các chính sách, quy định có ổn định, dự báo được không; vấn đề thuế thế nào… Đó luôn là những vấn đề mà các NĐT quan tâm để có thể thành công khi đầu tư vào đây. Như gần đây tôi nói chuyện với một DN và họ cho biết đang có nhà máy hoạt động tại Trung Quốc với 9.000 công nhân – những người có thể làm các công việc cụ thể được phân công.
Câu hỏi mà DN đó đặt ra là, liệu công nhân Việt Nam có thể làm được các công việc tương tự để có thể chuyển nhà máy tới Việt Nam với quy mô tương đương như vậy hay không? Đó chỉ là một ví dụ cho thấy, để các DN chuyển đi thì họ sẽ phải tìm hiểu rất kỹ mọi vấn đề, từ khả năng đáp ứng của người lao động, đến chính sách, luật pháp, thuế, các ưu đãi… Nhân nói về ưu đãi thì như ưu đãi thuế vẫn tiếp tục là yếu tố quan trọng nhưng tổng chi phí mới là yếu tố mà các DN FDI phải tính toán. Chỉ khi tính toán được chi phí tổng thể thì họ mới biết có thể kinh doanh và thành công ở đây hay không.
Giờ thì tôi muốn hỏi câu hỏi mà chính ông đã đặt ra: Việt Nam cần làm gì để tận dụng được xu hướng chuyển dịch này?
Theo chúng tôi, những vấn đề quan trọng nhất Việt Nam cần tập trung là: Thứ nhất, có các chính sách và quy định đúng đắn, phù hợp để các DN FDI nhìn thấy sự ổn định, chắc chắn để có thể triển khai các hoạt động kinh doanh của họ một cách thành công.
Thứ hai, có được hệ thống CSHT tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT mới đến đầu tư tại Việt Nam. CSHT mà tôi nói tới bao gồm rất nhiều vấn đề, từ đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đến việc có được các hệ thống cảng biển, hàng không, đường sá tốt hơn, hay lực lượng lao động sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu của những DN muốn chuyển dịch đến đây.
Trong hơn 30 năm vừa qua kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành, Việt Nam đã mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, MTKD cải thiện mạnh mẽ giúp Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Vì vậy chúng tôi cho rằng, việc gia tăng hội nhập là rất quan trọng, cải thiện MTKD hơn nữa cũng rất quan trọng để tiếp tục thu hút các dòng vốn đầu tư chảy vào và từ đó giúp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn các dự án phù hợp.
Xin cảm ơn ông!