Agribank Lâm Đồng: Khơi thông nguồn vốn cho nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp công nghệ cao thu hút đầu tư | |
Đăk Nông - Đất lành chim đậu | |
Triển vọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Quế Võ |
Tập trung vốn phát triển nông nghiệp CNC
Với lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu, Lâm Đồng được đánh giá hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, rau, hoa và một số cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới. Không bỏ lỡ cơ hội lớn này, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã đưa ra chủ trương định hướng phát triển nông nghiệp CNC vào năm 2003 và bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2004.
Đầu tư tín dụng trồng hoa công nghệ cao tại Công ty TNHH Hoa Mặt Trời |
Việc triển khai 8 chương trình kinh tế trọng tâm là bước đột phá lớn góp phần thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, phát huy nội lực để phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC. Từ đó hình thành các vùng tập trung, chuyên canh cây con chủ lực như: cây công nghiệp dài ngày, rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới, bò sữa, cá nước lạnh... Đây được xác định là một trong những chương trình trọng tâm để thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Xác định nông nghiệp CNC là chương trình kinh tế trọng tâm tạo ra bước đột phá mới trong phát triển cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ năm 2004, Agribank Lâm Đồng đã đề ra kế hoạch đầu tư vốn tín dụng cho chương trình nông nghiệp CNC của tỉnh. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2004-2005 chi nhánh đã giải ngân 240 tỷ đồng cho trên 1.000 hộ và 10 DN để trồng 315 ha rau, hoa, dâu tây và 5.000 con heo. Kết quả cho thấy khách hàng vay sản xuất có hiệu quả, thu nhập, đời sống được nâng lên rõ rệt và đã trả nợ sòng phẳng cho chi nhánh.
Với thành công ban đầu đó, từ năm 2006, Agribank Lâm Đồng đã tự tin đẩy mạnh và mở rộng cho vay sản xuất nông nghiệp CNC. Đến nay chi nhánh đã giải ngân thêm hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay rau, hoa đạt 5.800 tỷ đồng; bò sữa 200 tỷ đồng; tái canh cà phê 1.000 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ hàng năm đối với nông nghiệp CNC là 41%. Thống kê mới nhất của chi nhánh, doanh số cho vay từ năm 2011 đến hết năm 2018 đạt 5.994 tỷ đồng, với hơn 12.500 lượt khách hàng vay vốn.
Với nguồn vốn tín dụng của Agribank Lâm Đồng, sự chỉ đạo quyết liệt, triển khai mạnh của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, sự vào cuộc quyết liệt của các đoàn thể chính trị xã hội; sự tham gia, hưởng ứng tích cực của người dân và DN… đã thu hút được nhiều nguồn lực, nhiều DN và người dân tiếp cận ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp CNC.
Nhờ đó, lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng đã đạt nhiều con số đầy ấn tượng như: gần 50.000 ha đất sản xuất nông nghiệp CNC, chiếm 18% diện tích đất sản xuất nông nghiệp CNC của cả nước và nhu cầu quỹ đất cho sản xuất vẫn tiếp tục gia tăng. Về phía tỉnh Lâm Đồng đã thu hút được hơn 1.400 DN trong và ngoài nước tham gia đầu tư; có 19 loại nông sản được công nhận nhãn hiệu, đạt tiêu chuẩn; có nhiều sản phẩm đã chinh phục được các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Úc, Mỹ…
Các DN tại Lâm Đồng đã tiếp cận được công nghệ mới như nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ thủy canh... Nhiều sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu, liên kết sản xuất theo chuỗi và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Điển hình như sản phẩm hoa lan của Công ty TNHH Hoa Mặt Trời, Công ty TNHH Trường Hoàng; rau hoa của Công ty TNHH trang trại Lang Biang… giúp tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong toàn tỉnh, đồng thời góp phần đưa lợi nhuận cho người sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung đạt trên 30% doanh thu.
Thông qua nông nghiệp CNC, thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Đồng hành cùng DN và nông dân
Có thể nói trong những năm qua việc đầu tư tín dụng cho sản xuất nông nghiệp CNC của Agribank Lâm Đồng là điểm sáng của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, góp phần đưa nông nghiệp CNC trở thành niềm tự hào của nông nghiệp Việt Nam. Đến thời điểm này, nền nông nghiệp CNC của Lâm Đồng được đánh giá là hình mẫu của cả nước. |
Có thể nhận thấy các dự án nông nghiệp CNC đều có điểm chung là vốn đầu tư lớn, thời gian dự án dài, tài sản bảo đảm chủ yếu là tài sản hình thành trên đất nông nghiệp. Đây cũng là những “nút thắt” khiến các ngân hàng ngại đầu tư cho lĩnh vực này, dẫn tới DN và người dân muốn làm nông nghiệp CNC khó tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng.
Với sứ mệnh ngân hàng vì “tam nông”, thời gian qua Agribank Lâm Đồng luôn bảo đảm cung cấp đủ vốn với lãi suất ưu đãi để phục vụ cho “tam nông”, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp CNC nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, đơn giản hóa thủ tục; rút ngắn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn tiết giảm chi phí đồng thời nâng hạn mức cho vay để mở rộng đầu tư tín dụng. Chưa hết, chi nhánh còn giảm dần lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng theo chỉ đạo của NHNN, đồng thời tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như về hạn mức vay vốn, tài sản thế chấp…
Thực hiện tinh thần chỉ đạo theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ về ưu tiên nguồn vốn cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch, Agribank Lâm Đồng tiếp tục là đơn vị tiên phong đi đầu trong việc triển khai gói tín dụng này. Đến nay dư nợ của chi nhánh chiếm hơn 47% tổng dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch của các TCTD trên địa bàn, với mức lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5% - 1,5% so với lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành của Agribank.
Theo ông Nguyễn Xuân Hòa – Giám đốc Agribank Lâm Đồng, trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục cải tiến thủ tục hồ sơ cho vay, đổi mới phong cách giao dịch; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, chính quyền đoàn thể các cấp nhằm tạo điều kiện để DN và người dân tiếp cận nguồn vốn của gói tín dụng này được thuận lợi, nhanh chóng.
Có thể nói trong những năm qua việc đầu tư tín dụng cho sản xuất nông nghiệp CNC của Agribank Lâm Đồng là điểm sáng của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, góp phần đưa nông nghiệp CNC trở thành niềm tự hào của nông nghiệp Việt Nam. Đến thời điểm này, nền nông nghiệp CNC của Lâm Đồng được đánh giá là hình mẫu của cả nước.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 05-NQ/TU của tỉnh ủy Lâm Đồng về “Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”, việc phát triển nôn g nghiệp CNC chính là mũi nhọn đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp để hiện thực hóa chủ trương này.
Chính vì vậy bên cạnh việc khơi thông nguồn vốn tín dụng, lãnh đạo Agribank đề xuất, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo để sớm giải quyết một số vấn đề như: chỉ đạo các sở, ngành chức năng đẩy nhanh việc công nhận các khu/vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn; đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận DN công nghệ cao theo Quyết định số 19/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường xúc tiếp thương mại để thu hút đầu tư, phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất, tăng cường khả năng dự báo thị trường nông sản; xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao giá trị và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.
Một kiến nghị được lãnh đạo chi nhánh đề xuất với các bộ, ngành trung ương nghiên cứu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản là hệ thống nhà kính, nhà lưới để để DN, người dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có điều kiện thế chấp vay vốn ngân hàng. Để DN, người dân mạnh dạn đầu tư, theo giới chuyên môn cần có cơ chế khuyến khích các đơn vị bảo hiểm sớm triển khai bảo hiểm nông nghiệp đối với nhà kính, nhà lưới, cây trồng, vật nuôi…
Với sự quan tâm vào cuộc mạnh mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, hy vọng trong thời gian tới sẽ sớm có nhiều trang trại, DN nông nghiệp 4.0 trên quê hương Lâm Đồng.