Cần hành lang pháp lý bảo vệ cả người đi vay và cho vay

16:00 | 25/05/2018 Góc nhìn
aa
Quy định chặt chẽ đối với cho vay tiêu dùng chính là điều kiện quan trọng cho lĩnh vực này phát triển bền vững
Để tín dụng tiêu dùng phát triển bền vững
Cho vay tiêu dùng: TCTD và khách hàng phải thực hiện đúng luật
NHNN chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống tại các TCTD
Cần hành lang pháp lý bảo vệ cả người đi vay và cho vay
TS. Nguyễn Tú Anh

Phát triển cho vay tiêu dùng (CVTD) chính là sự mở rộng tiếp cận tài chính cho người dân, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi và những người không có thu nhập cao. CVTD phát triển lành mạnh giúp người dân tối ưu hoá được sử dụng thu nhập theo thời gian, qua đó tối đa hoá được độ thoả dụng trong suốt vòng đời của họ. Nó cho phép biến các tài sản cố định như đất đai, nhà cửa trở thành các tài sản có thể sử dụng vào các mục đích đầu tư và tiêu dùng. Trên góc độ vĩ mô, CVTD phát triển giúp tăng tổng cầu, qua đó tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN TS. Nguyễn Tú Anh cho rằng, nếu không kiểm soát, hoạt động cho vay này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.

Những rủi ro mà ông nói đến là rủi ro đối với TCTD?

Không chỉ như vậy, rủi ro trong CVTD đến từ hai phía cả người đi vay và người cho vay là các TCTD. Trong hoạt động CVTD thì người cho vay chủ yếu chịu rủi ro hệ thống mà ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro cá thể hơn là cho vay DN. Các rủi ro hệ thống chủ yếu là rủi ro về vĩ mô như suy thoái kinh tế, rủi ro về lãi suất, rủi ro chính trị, môi trường kinh doanh… Các rủi ro này tác động đến khả năng chi trả của người đi vay qua đó tác động đến khả năng thu hồi nợ của người cho vay.

Để đối phó với các rủi ro này thì người cho vay có nhiều lựa chọn về các biện pháp phòng ngừa rủi ro như nắm giữ tài sản đảm bảo, tăng dự phòng rủi ro thông qua tăng lãi suất cho vay… và người đi vay phải trả phí phòng ngừa rủi ro cho người cho vay. Trong khi đó, CVTD dựa trên một khối lượng khách hàng rất lớn và rủi ro cá thể nên ít có tính lây lan như cho vay DN.

So với người cho vay thì người đi vay có nguy cơ đối diện với rủi ro cao hơn. Người cho vay là những người được đào tạo chuyên nghiệp trong việc kiểm soát rủi ro. Trong khi người vay tiêu dùng phần lớn là các cá nhân có hiểu biết rất ít về các rủi ro và biện pháp phòng ngừa rủi ro. Họ thường đánh giá quá cao về triển vọng dòng tiền và sự lên giá tài sản của họ. Vì vậy, họ sẵn sàng tham gia nhiều chương trình vay mượn tiêu dùng khác nhau vượt quá khả năng chi trả.

Đơn cử, trong giai đoạn 1998 - 2002 tỷ trọng dư nợ hộ gia đình trên tổng thu nhập khả dụng ở Hàn Quốc tăng liên tục từ 38% lên đến 63,4%. Đây là nguyên nhân tạo ra khủng hoảng thẻ tín dụng ở Hàn Quốc năm 2002. Tương tự, khi cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn xảy ra ở Mỹ thì tỷ lệ nợ hộ gia đình trên tổng thu nhập khả dụng là 133%. Tức là thu nhập của một hộ gia đình Mỹ trong một năm không chi tiêu bất kỳ một đồng nào cũng không đủ để trả nợ.

Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục tăng cao từ năm 2012 đến nay, dòng vốn nước ngoài liên tục đổ vào trong nước, các tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế trong nước… là những yếu tố làm tăng kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai của người dân và qua đó làm tăng nhu cầu vay tiêu dùng. Đặc biệt là khi người đi vay chủ yếu là người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao. Họ không có đủ kiến thức để hiểu hết các rủi ro trong các khoản vay và rất dễ sa vào nợ nần. Khi hàng loạt khách hàng rơi vào nợ nần và không có khả năng trả nợ thì chính bản thân các TCTD cũng sẽ phải trả giá vì không thể thu lại các khoản cho vay.

Ngoài ra, các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất thả nổi. Do đó, khi người tiêu dùng không có đủ kiến thức về tài chính để hiểu được các rủi ro về lãi suất thì một sự gia tăng biến động lãi suất trên toàn hệ thống có thể làm cho chi phí các khoản vay tăng vọt, khiến người đi vay mất khả năng chi trả… Hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp vào tài sản của cá nhân, có thể tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của người đi vay, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Do đó, kiểm soát rủi ro đối với người đi vay là vấn đề quan trọng trong việc phát triển bền vững lĩnh vực CVTD.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, rủi ro của người đi vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên lợi ích của người cho vay. Do đó, người cho vay cũng luôn có động lực để hạn chế rủi ro cho người đi vay. Song, dưới sức ép của cạnh tranh, chỉ tiêu doanh thu… có thể các nhân viên của các tổ chức CVTD đôi khi đã bỏ qua các biện pháp ngăn ngừa rủi ro như trao đổi kỹ hơn để người vay hiểu về những điều khoản của hợp đồng, các rủi ro tiềm ẩn… Thêm vào đó, do tính lan tỏa của rủi ro cá thể trong CVTD thấp nên các tổ chức CVTD cũng ít có động lực hơn trong việc kiểm soát rủi ro của người đi vay. Chính vì các đặc điểm này mà pháp luật đối với CVTD thường quy định nghiêm ngặt hơn.

Cần hành lang pháp lý bảo vệ cả người đi vay và cho vay
Quy định chặt chẽ đối với cho vay tiêu dùng chính là điều kiện quan trọng cho lĩnh vực này phát triển bền vững

Đó có phải lý do mà NHNN mới đưa ra văn bản chấn chỉnh về hoạt động CVTD không, thưa ông?

Không phải bây giờ NHNN mới lưu ý đến hoạt động này. Như đã nói ở trên, nếu chúng ta không chủ động kiểm soát rủi ro có thể phát sinh thì hậu quả tác động đến hệ thống NH nói riêng, nền kinh tế nói chung là không hề nhỏ. Từ đầu năm 2017, để có cơ sở theo dõi, giám sát chặt chẽ và toàn diện diễn biến cho vay đối với lĩnh vực này NHNN đã bổ sung các biểu mẫu thống kê yêu cầu các TCTD báo cáo đầy đủ phạm vi CVTD như bổ sung nhu cầu vay vốn để trả phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở; sửa chữa nhà ở bao gồm cả nguồn trả nợ từ lương và không phải từ lương...

Bên cạnh đó, NHNN đã hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay. Cụ thể, tại Khoản 3, điều 13 Thông tư 39 NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng đã rất tiến bộ khi quy định tất cả các hình thức lãi suất đều phải quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế.

Một văn bản pháp lý quan trọng nữa là Thông tư số 43/2016/NHNN quy định riêng về hoạt động CVTD của công ty tài chính. Trong Thông tư 43, NHNN yêu cầu công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất CVTD áp dụng thống nhất trong từng thời kỳ, bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm CVTD để đảm bảo minh bạch, công khai về lãi suất của công ty tài chính…

Ngoài ra, NHNN yêu cầu TCTD tăng cường thanh tra, giám sát tuân thủ quy định pháp luật về cho vay nhằm hạn chế rủi ro, giảm chi phí dự phòng xử lý rủi ro, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Và mới đây nhất NHNN ban hành văn bản yêu cầu các NH nghiêm túc thực hiện cũng như tuân thủ quy định lãi suất, thu hồi nợ phải đúng quy định.

Như vậy, có phải chúng ta khắt khe hơn đối với CVTD?

Quy định chặt chẽ đối với CVTD chính là điều kiện quan trọng cho lĩnh vực này phát triển bền vững. Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy các quy định về CVTD thường được kiểm soát chặt chẽ hơn các hình thức cho vay khác. Quy định của Malaysia đối với thẻ tín dụng: hạn mức tín dụng không được quá hai lần thu nhập hàng tháng của chủ thẻ. Số thẻ được sở hữu trên toàn hệ thống phụ thuộc vào mức thu nhập chủ thẻ (3.6000 RM/năm thì không được mở quá hai thẻ). Hay Singapore quy định các TCTD phải thông báo đầy đủ các rủi ro trong việc cho vay quay vòng, cho vay mua nhà thế chấp…

Các nước cũng yêu cầu các thông tin trên hợp đồng tín dụng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải đảm bảo người vay nợ hiểu hết các điều khoản ghi trong hợp đồng trước khi cầm bút ký vay nợ. Hầu hết các nước đều quy định cấm đưa những thông tin khó hiểu, mập mờ hoặc sai lệch đối với khách hàng.

Xin cảm ông!

TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia:

Cần khung chính sách dài hơi cho tài chính tiêu dùng

Cần hành lang pháp lý bảo vệ cả người đi vay và cho vay

Trước hết phải khẳng định với một nền kinh tế tăng trưởng cao như Việt Nam trong những năm qua đã xuất hiện một tầng lớp trung lưu nhiều hơn và dân số trẻ. Từ đó, các định chế tài chính đã tận dụng rất tốt để phát triển những sản phẩm CVTD thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Sự tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, thông qua nhiều hoạt động đầu tư ủy thác, mua lại các công ty tài chính…

Mặt được của hoạt động CVTD là phục vụ nhu cầu vốn sinh hoạt cho đời sống người dân, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Vì thế NHNN Việt Nam một mặt tạo điều kiện để CVTD phát triển, đồng thời có các biện pháp để quản lý, giám sát.

Tôi cho rằng, để giám sát hoạt động CVTD tốt hơn cần phải chuẩn hóa lại hệ thống số liệu, chỉ số thống kê trong tín dụng tiêu dùng, tránh bị lẫn sang các chỉ số cho vay đầu tư, kinh doanh. Cùng với đó, phải xây dựng khung chính sách dài hơi để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam:

Phải hướng dẫn cụ thể cho khách hàng

Cần hành lang pháp lý bảo vệ cả người đi vay và cho vay

Thời gian qua, cách tính lãi CVTD của một số nhà cho vay chưa minh bạch đã gây ra trục trặc với người vay tiêu dùng. Những trục trặc đó lại xuất phát từ cách tính lãi của bên cho vay chứ không phải cơ chế lãi suất thỏa thuận.

Thực tế lãi suất trong CVTD đều cao hơn lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh. Thủ tục cho vay cũng khá đơn giản, nhiều khi người đi vay chỉ cần có chứng minh nhân dân là đã đủ điều kiện vay nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhà nước không thể để những rủi ro tiềm ẩn xảy ra, gây bất ổn xã hội. Do đó, việc kiểm soát là cần thiết, nhưng nếu kiểm soát quá chặt sẽ “giết chết” hoạt động CVTD.

Ở đây cần phải giám sát cách tính lãi suất của bên cho vay. Đặc biệt phải hướng dẫn người vay tiêu dùng để họ xem xét khoản vay có phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ. Khi đó người vay tiêu dùng sẽ tính toán và sắp xếp chi tiêu cá nhân của họ và quyết định vay với mức lãi suất nào thì có thể chấp nhận được.

Nhóm PV thực hiện

Thanh Huyền thực hiện
Nguồn:

Các tin khác

Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng

Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng

Ngày 7/6, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Ứng dụng công nghệ trong ngành Tài chính Ngân hàng - Xu hướng và góc nhìn chuyên sâu”. Tham dự và chủ trì hội thảo có PGS. TS. Bùi Hữu Toàn, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng.
Giải pháp ngân hàng bán vàng sẽ tác động tích cực lên thị trường

Giải pháp ngân hàng bán vàng sẽ tác động tích cực lên thị trường

Giải pháp ngân hàng bán trực tiếp cho người dân nhằm tác động lên thị trường, thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ đã mang lại hiệu quả ngay lập tức
"Room” tín dụng vẫn hiệu quả

"Room” tín dụng vẫn hiệu quả

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam khẳng định, công cụ về “room” tín dụng đã được NHNN sử dụng hiệu quả trong thời gian qua để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, phù hợp với “sức khoẻ” của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô

NHNN đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về chương trình, dự án tài chính vi mô (TCVM) của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, thay thế Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiết kiệm - kênh đầu tư dành cho số đông

Tiết kiệm - kênh đầu tư dành cho số đông

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Châu Đình Linh, Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh khẳng định, trong bối cảnh hiện tại với những biến động của các kênh đầu tư, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn luôn là kênh đầu tư an toàn với tỷ suất sinh lời ổn định được những người có dòng tiền nhàn rỗi lựa chọn.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm đồng hành, sát cánh cùng các tổ chức hội viên

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm đồng hành, sát cánh cùng các tổ chức hội viên

Năm 2024, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tròn 30 tuổi. Bước vào giai đoạn mới, môi trường hoạt động của ngân hàng có rất nhiều thay đổi, nhiều cơ hội/thuận lợi mới được tạo ra nhưng cũng có không ít thách thức. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, với khí thế mới, nỗ lực và quyết tâm cao độ, sự đồng lòng, chung sức của các tổ chức hội viên, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hoàn toàn tin tưởng sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đã đề ra, thực hiện tốt sứ mệnh được giao phó và viết tiếp những trang sử vẻ vang trên chặng đường sắp tới.
Vốn tín dụng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống

Vốn tín dụng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống

Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng về những đóng góp của ngành Ngân hàng và NHCSXH trong việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo.
Lãi suất tiết kiệm đã “chạm đáy”

Lãi suất tiết kiệm đã “chạm đáy”

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng, dấu hiệu các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiết kiệm trong một tháng trở lại đây cho thấy lãi suất tiết kiệm dường như đã đến giai đoạn chạm đáy và sẽ có chiều hướng tăng nhẹ trong thời gian tới.
Tín hiệu từ lãi suất

Tín hiệu từ lãi suất

Tuần qua, thị trường tiếp tục ghi nhận diễn biến trái chiều của lãi suất huy động khi có gần 10 NHTM điều chỉnh tăng, ngược lại số ngân hàng điều chỉnh giảm cũng không ít.
Chi tiêu không tiền mặt ngày càng tăng

Chi tiêu không tiền mặt ngày càng tăng

Nhờ thói quen chi tiêu không tiền mặt, người dân không phải lo lắng về việc đánh mất tiền, đổi tiền lẻ…
Cần thêm cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

Cần thêm cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

Các tổ chức tín dụng đối mặt nhiều khó khăn để đẩy mạnh tín dụng xanh
NIM ngân hàng sẽ cải thiện, nhưng có phân hóa

NIM ngân hàng sẽ cải thiện, nhưng có phân hóa

Hiện, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ hiện đại sẽ giúp tăng tỷ trọng thu nhập từ ngoài lãi, cải thiện NIM
Số hóa chi trả an sinh xã hội: Tiền đến người thụ hưởng minh bạch, an toàn

Số hóa chi trả an sinh xã hội: Tiền đến người thụ hưởng minh bạch, an toàn

Chiều 26/3, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm "Số hóa hoạt động chi trả an sinh xã hội cho người dân".
Tạo động lực tăng trưởng tín dụng lĩnh vực ưu tiên

Tạo động lực tăng trưởng tín dụng lĩnh vực ưu tiên

Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, TS. Châu Đình Linh (Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, quy định mới sẽ khuyến khích các ngân hàng tập trung tài trợ tín dụng cho lĩnh vực ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Vietcombank 2023: Phát triển vững bền, Chuyển đổi mạnh mẽ

Vietcombank 2023: Phát triển vững bền, Chuyển đổi mạnh mẽ

Nhân dịp năm mới 2024, ông Phạm Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ Khối DNTW, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã trả lời phỏng vấn về những kết quả nổi bật mà Vietcombank đã đạt được trong năm 2023 và những định hướng lớn cho năm 2024. Xin trân trọng gửi tới quý độc giả! (Bài phỏng vấn được thực hiện cuối tháng 12/2023 - Lê Hồng Quang thực hiện)
Xem thêm
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Việt Nam tiếp tục hợp tác với WB trong các chương trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Sáng 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Cùng dự có bà Mariam J.Sherman, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, Lào, Campuchia và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam.
Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Sẵn sàng cơ chế “làm mát” hạ nhiệt thị trường

Giá vàng và tỷ giá vừa trải qua một tuần đầy biến động nhưng theo xu hướng ngược chiều nhau. Trong khi giá vàng rớt sâu, giảm gần chục triệu so với đầu tuần trước đó thì giá USD lại tăng. Tính đến phiên cuối tuần qua (15/11) NHNN tăng tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng, lên 24.298 đồng/USD. Đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp của tỷ giá trung tâm với mức tăng từ 35 đồng trong tuần.
ngan hang nha nuoc viet nam va bo cong an ky quy che phoi hop

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công an ký Quy chế phối hợp

Ngày 26/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Bộ Công an tổ chức lễ ký Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự và lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Đồng chí Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN đồng chủ trì Lễ ký kết.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 18 24112024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 18-24/11/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba; Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 3 Hội nghị phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018-2022…
ngan hang nha nuoc luon theo sat dien bien ty gia va san sang can thiep thi truong

Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.
thong doc nguyen thi hong tra loi dai bieu quoc hoi ve cac chinh sach binh on thi truong vang

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời đại biểu Quốc hội về các chính sách bình ổn thị trường vàng

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.
von tin dung chinh sach giup nguoi dan son la thay doi cuoc song

Vốn tín dụng chính sách giúp người dân Sơn La thay đổi cuộc sống

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te tin dung coi mo hon dam bao von ho tro nen kinh te

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng cởi mở hơn, đảm bảo vốn hỗ trợ nền kinh tế

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.
cong bo chuyen giao bat buoc ngan hang cb cho vietcombank va oceanbank cho mb

Công bố chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
nguoi dan phai tra them bao nhieu tien khi gia dien tang 48

Người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền khi giá điện tăng 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...
ngan hang dong hanh cung doanh nghiep tai thiet sau bao

Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tái thiết sau bão

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
tang von dieu le cho ngan hang vcb la can thiet

Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng VCB là cần thiết

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho 172.612 khách hàng vay

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đã cho 172.612 lượt khách hàng vay với số tiền là 630.385 tỷ đồng, tăng 7,55% so với số tiền đăng ký gói tín dụng từ đầu năm và bằng 99% so với số tiền thực hiện năm 2023 (tính đến ngày 11/11).
Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Ngành Ngân hàng Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Những nỗ lực không ngừng của ngành Ngân hàng Quảng Ngãi trong việc chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đưa Quảng Ngãi trở thành địa phương tiên phong trong hành trình chuyển đổi số quốc gia
Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Ngành Ngân hàng Quảng Nam chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, ngành Ngân hàng Quảng Nam đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn vay, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Chính thức khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Indochina Capital (ICC) đã tổ chức thành công lễ khai trương căn hộ mẫu The Nelson Private Residences tại Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Cuối năm, thị trường phía Đông TP. Hồ Chí Minh “tăng nhiệt” với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park

Trước những biến động của nền kinh tế, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang bất động sản với phân khúc căn hộ - ngôi sao sáng đang dẫn đầu thị trường. Trong đó, dự án The Opus One, thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, được đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn bậc nhất phía Đông TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S tái định nghĩa xe máy điện "đỉnh nóc kịch trần"

VinFast Theon S là lựa chọn lý tưởng cho khách hàng yêu thích sự hiện đại và tiện lợi khi sở hữu loạt công nghệ đẳng cấp cùng chính sách hậu mãi, ưu đãi hấp dẫn.
Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Tuta Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang

Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP. Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
MoMo hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học đảm bảo giao dịch thông suốt và an toàn

MoMo hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học đảm bảo giao dịch thông suốt và an toàn

Các giải pháp của MoMo đơn giản hóa quá trình xác thực, tuân thủ Thông tư 40 của Ngân hàng Nhà nước.
Kiến tạo tương lai xanh

Kiến tạo tương lai xanh

Báo cáo thường niên BIDV năm 2023 với thông điệp chủ đạo “Kiến tạo tương lai xanh” là sự khẳng định của một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam trong nỗ lực chung tay kiến tạo kinh tế xanh thông qua việc tích cực, chủ động triển khai các chính sách, chương trình và thực hiện chuyển đổi để phát triển bền vững, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng Xanh.
Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, LPBank mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.
Tặng đến 1 triệu khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa

Tặng đến 1 triệu khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa

Từ nay đến hết 31/3/2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Nhận tiền quốc tế - Nối gần khoảng cách”, tặng đến 1 triệu đồng cho khách hàng cá nhân nhận kiều hối qua thẻ thanh toán Sacombank Visa.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ dự án Newtown Diamond

Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3,7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.
Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Gửi tiết kiệm để trúng thưởng ô tô VinFast VF7

Khách hàng gửi tiết kiệm từ 200 triệu đồng tại quầy hoặc gửi online trên ứng dụng BIDV SmartBanking sẽ nhận được mã dự thưởng và có cơ hội trúng hàng trăm giải thưởng gồm ô tô VinFast VF7, sổ tiết kiệm, tiền mặt, tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 8 tỷ đồng.
Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Agribank Plus: Đặt người dùng làm trọng tâm, nâng cao trải nghiệm ngân hàng số

Với tài khoản Plus, Agribank nâng cao trải nghiệm giao dịch số, đảm bảo an toàn và liền mạch cho mọi giao dịch của khách hàng.
Phiên bản di động