Cập nhật thị trường toàn cầu sáng 27/4/2017
Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu về sự sụt giảm đầu tiên trong 6 ngày và đồng yên vẫn ở mức thấp. Cổ phiếu Thượng Hải tiếp tục sụt giảm trong bối cảnh lo ngại gia tăng về quy định siết tỷ lệ đòn bẩy. Đôla giảm khi đồng peso của Mexico và đồng đôla Canada tăng lên, đảo chiếu sự suy giảm trước đó, sau khi Nhà Trắng xua tan suy đoán về số phận Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (Nafta). Phản ứng của thị trường Mỹ đối với đề xuất thuế của Donald Trump cho thấy nhiều lợi ích đã được phản ánh trong giá tài sản.
BOJ giữ nguyên các thiết lập chính sách của mình, trong khi hạ dự báo lạm phát, đồng thời nhấn mạnh còn lâu mới chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng. Thống đốc Haruhiko Kuroda cho biết tuần trước rằng chính sách dễ dãi và việc mua vào tài sản sẽ tiếp tục trong một thời gian vì lạm phát “khá chậm chạp”.
Cổ phiếu toàn cầu đang giao dịch ở mức cao kỷ lục với sự lạc quan về sự cải thiện trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Kế hoạch thuế của Mỹ, bao gồm các khoản cắt giảm có lợi cho các doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu và một số cá nhân có thu nhập cao, đã để lại không ít câu hỏi của có trả lời về việc sẽ bù đắp những khoản cắt giảm nay bằng cách nào.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát báo cáo kinh doanh của các tập đoàn lớn để có thêm manh mối về kinh tế toàn cầu.
Mối lo ngại về thị trường của Trung Quốc đang hồi phục sau một thời gian ngắn, khi chính phủ siết chặt lại các quy định nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hệ thống tài chính. Cổ phiếu ở Trung Quốc đã giảm trên cả 3 chỉ số chính của quốc gia trong tháng này.
Một số thông tin đáng chú ý sắp tới:
- Ngân hàng Trung ương châu Âu đang nhóm họp. Mặc dù ECB được cho là sẽ không có thay đổi nào về chính sách tại cuộc họp này, song điều mà thị trường chờ đợi là những tín hiệu từ Chủ tịch Mario Draghi về việc ECB đang tranh luận về việc rút lui khỏi gói kích thích khủng.
- Số liệu GDP quý 1 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu. Dự báo nền kinh tê slowsn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 1% trong quý 1, mức thấp nhất trong năm.
Một số diễn biến chính trên thị trường:
Cổ phiếu:
- Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm gần 0,1% so với mức cao nhất kể từ tháng 6/2015 vào lúc 12h52 tại Tokyo.
- Chỉ số Topix của Nhật giảm 0,2%, sau khi đã tăng 4,5% trong 5 ngày trước – đợt tăng giá dài nhất trong năm nay.
- Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,4% và Chỉ số Hang Seng ít biến động.
- Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt 0,2%. Kinh tế Hàn Quốc tăng nhanh trong quý 1 do sự phục hồi của xuất khẩu được hỗ trợ từ đầu tư. Cổ phiếu của Công ty Điện tử Samsung tăng 1,5% do lợi nhuận vượt kỳ vọng của các nhà phân tích.
- Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0,1%. Chỉ số cơ bản đã giảm 0,1% trong phiên hôm qua. Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng thêm 0,5%, phiên tăng thứ 6 liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2015.
Tiền tệ:
- Đồng yên Nhật giảm 0,1% xuống 111,17 JPY/USD, nâng mức thiệt hại hàng tuần của nó lên 1,8%.
- Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index giảm 0,2% sau khi tăng 0,3% vào thứ Tư.
- Đồng peso Mexico tăng 1,1%. Đồng nội tệ của Mexico đã giảm 1,7% xuống mức thấp nhất trong một tháng vào thứ Tư do dự đoán rằng chính quyền Trump sẽ phá hủy Nafta. Đôla Canada tăng 0,6%, sau khi bán ròng trong 4 ngày.
- Đồng won Hàn Quốc giảm 0,4%; trong khi đô la New Zealand tăng 0,4%.
- Đồng ruble tăng 0,4%. Đồng nội tệ của Nga giảm 1,8% trong phiên hôm thứ Tư sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chính phủ đang tìm kiếm “các biện pháp dựa trên thị trường” để ổn định đồng tiền.
Trái phiếu:
- Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,32%. Nó đã giảm 3 điểm cơ bản xuống còn 2,30 phần trăm vào Thứ Tư, sau khi tăng trong 5 phiên liên tiếp.
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Nhật Bản tăng gần 1 điểm cơ bản; lợi suất chuẩn của Úc mất 2 điểm cơ bản xuống còn 2,61%.
Hàng hóa:
- Vàng quay đầu giảm, với giá giao ngay giảm 0,2% xuống còn 1,266.95 USD/oz. Kim loại quý này đã tăng 0,4% vào thứ Tư sau khi giảm trong 2 ngày.
- Giá dầu giảm 0,5% xuống còn 49.37 USD/thùng. Giao dịch gần mức thấp nhất trong một tháng.