“Chip hoá” để hạn chế rủi ro
NAPAS cần nghiên cứu các giải pháp thanh toán mới trên nền tảng số hóa | |
Sẽ có quy định về chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip |
Năm 2018, số lượng giao dịch thanh toán thực hiện qua thẻ ngân hàng đạt gần 230 triệu giao dịch (tăng 19% so với năm 2017) với tổng số tiền giao dịch là 592.000 tỷ đồng. Thanh toán qua thẻ ngân hàng tăng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán thì phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn, nhất là khi thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng ở Việt Nam hầu hết vẫn là thẻ từ.
Đến cuối năm 2022, 100% thẻ ATM trên thị trường phải là thẻ chip |
Theo chuyên gia, đây là công nghệ của những năm 70, và tội phạm ngày nay có thể sử dụng công nghệ cao để đưa ra nhiều cách copy dữ liệu trong đó. Một số rủi ro có thể đến từ loại thẻ này như: làm giả thẻ, gian lận thẻ, sử dụng chip điện tử hoặc thiết bị đọc trực tiếp lấy trộm thông tin thẻ để thanh toán, rút/chuyển tiền... Việc làm giả thẻ được thực hiện thông qua việc đánh cắp các thông tin cá nhân và thông tin thẻ bằng cách skimming (dùng máy cà thẻ có dùng hộp quẹt thẻ có chức năng mã hoá để ghi trộm thông tin thẻ), trộm cắp thông tin trên hoá đơn cà thẻ, skimming trên ATM, sử dụng phần mềm gián điệp để trộm thông tin... Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip để đảm bảo an toàn bảo mật ngày càng trở nên cấp bách.
Để hoàn thiện khung khổ pháp lý áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) về thẻ chip nội địa làm cơ sở cho các TCTD thực hiện, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, trong đó có yêu cầu: Tổ chức phát hành thẻ (PHT), tổ chức thanh toán thẻ (TTT) phải tuân thủ TCCS về thẻ chip nội địa khi phát hành thẻ khi có BIN (mã định dạng ngân hàng) do NHNN cấp và áp dụng đối với ATM, thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán của tổ chức TTT; Quy định lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đối với PHT và TTT.
Theo chia sẻ của ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), Thông tư 41 đã đề ra lộ trình cụ thể trong 3 năm (2019, 2020, 2021) với việc chuyển đổi sang thẻ chip nội địa của các ngân hàng. Cụ thể, đến 31/12/2019 ít nhất 30% số thẻ nội địa được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành phải chuyển đổi sang thẻ chip; đến 31/12/2020 ít nhất 60% thẻ nội địa phát hành phải chuyển đổi sang thẻ chip; và 31/12/2021, 100% thẻ chip được phát hành bởi các ngân hàng cũng như các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải được chuyển đổi sang thẻ chip.
Gần đây nhất, trung tuần tháng 3/2019, NHNN đã có Công văn số 1524/NHNN-TT đề nghị các tổ chức PHT, tổ chức TTT, chuyển mạch thẻ, bù trừ điện tử giao dịch thẻ chủ động, nghiêm túc tổ chức triển khai áp dụng TCCS về thẻ chip nội địa theo lộ trình chuyển đổi quy định tại Thông tư 41; yêu cầu các đơn vị nêu trên phải đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định và an toàn, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ thẻ trong quá trình thực hiện chuyển đổi. NHNN cũng khuyến khích các tổ chức PHT, TTT hoàn thành triển khai việc áp dụng TCCS về thẻ chip nội địa trước thời hạn so với quy định.
Tới thời điểm này, mới chỉ có TPBank công bố hoàn thành chuyển đổi toàn bộ hệ thống thẻ ATM, cổng thanh toán POS sang thẻ chip trước thời hạn so với yêu cầu của NHNN. TPBank thông tin sẽ chính thức phát hành cho toàn bộ khách hàng mới thẻ chip ATM kể từ ngày 15/5/2019. Đây là nhà băng đầu tiên chính thức hoàn tất chuyển đổi hệ thống, cho phép phát hành và chấp nhận thẻ chip nội địa tại Việt Nam. Trong năm 2019, nhà băng này cũng dự kiến đáp ứng trên 30% nhu cầu chuyển đổi của khách hàng đang sử dụng các loại thẻ từ cũ sang thẻ chip ATM.
Tuy chưa phát hành thẻ chip nội địa, song ở nhiều nhà băng khác, việc ra mắt thẻ chip thanh toán quốc tế cũng ngày càng có xu hướng gia tăng. Tháng 3/2019, Kienlongbank chính thức ra mắt thẻ ghi nợ quốc tế Kienlongbank JCB công nghệ chip theo tiêu chuẩn quốc tế EMV. Đầu tháng 1/2019, Agribank phát hành thẻ chip không tiếp xúc thương hiệu VISA-VISA PayWave.
Trước đó, tháng 12/2018 ABBank ra mắt sản phẩm thẻ ABBank Visa Contactless kết hợp giữa dòng thẻ quốc tế (ABBank Visa) và công nghệ không tiếp xúc (Contactless); Vietcombank cũng ra mắt sản phẩm thẻ đầu tiên ứng dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc theo chuẩn quốc tế (EMV Contactless); BIDV với thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Infinite (công nghệ thẻ chip)...
Chuyên gia chia sẻ, việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip, các ngân hàng sẽ phải chấp nhận một khoản chi phí không nhỏ, có thể cao gấp 15 - 20 lần so với phôi thẻ từ; phải nâng cấp thiết bị chấp nhận thẻ, hệ thống chuyển mạch nội bộ từng nhà băng để có sự tương thích.
Như vậy, nâng cấp hệ thống phát hành thẻ sẽ phải đi cùng với việc nâng cấp hệ thống chuyển mạch. Ngân hàng phải đầu tư thêm, song họ phải chấp nhận vì đây là nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ...