CIC tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân
“Sứ mệnh” mang giá trị đích thực đến người dân và ngân hàng | |
Bài 2: Để trở thành người vay thông minh nhất | |
Bài 1: Lập sàn giao dịch CIC: Kiến tạo một luật chơi mới cho vay tiêu dùng |
Trong 6 tháng đầu năm 2019, CIC đã thu thập được thông tin từ 121 đầu mối TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trên 1.100 QTDND, các tổ chức tài chính vi mô chính thức và trên 45 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng (TTTD). Độ phủ TTTD tiếp tục được cải thiện, tăng trên 1.600.000 khách hàng vay (trên 5.169.881 hồ sơ vay mới), nâng tổng số khách hàng trong kho dữ liệu TTTD quốc gia lên trên 40,6 triệu khách hàng.
Đặc biệt, CIC tiếp tục duy trì thu thập ổn định các loại thông tin về dư nợ, hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, thẻ tín dụng, tài chính doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp từ các TCTD, đảm bảo chất lượng thông tin được duy trì, đều đạt từ trên 97% đến 100%. Hiện kho dữ liệu của CIC đã có hơn 17,46 triệu khách hàng còn dư nợ tín dụng, với tổng dư nợ là 6.822 nghìn tỷ đồng và trên 22.358 triệu USD, với hơn 27,48 triệu hợp đồng tín dụng được cập nhật trong đó 27,24 triệu hợp đồng thể nhân và trên 242.103 hợp đồng pháp nhân. Tổng số hồ sơ tài sản đảm bảo (TSĐB) cập nhật được là hơn 18,46 triệu hồ sơ,,trong đó hồ sơ không đảm bảo bằng tài sản là hơn 13,62 triệu hồ sơ, hồ sơ có TSĐB là hơn 4,83 triệu hồ sơ...
Nguồn TTTD từ CIC đã hỗ trợ TCTD trong quá trình đánh giá, phân loại khách hàng vay |
Cùng với việc thu thập và nâng cao chất lượng nguồn tin, CIC thường xuyên cung cấp các bản báo cáo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thông tin theo định kỳ và đột xuất phục vụ Ban Lãnh đạo và các đơn vị thuộc NHNN. CIC đã cung cấp hàng triệu bản Báo cáo về tình hình đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng; Báo cáo tình hình cho vay đối với các ngành kinh tế và các tập đoàn kinh tế; báo cáo doanh nghiệp có dư nợ lớn; Báo cáo chi tiết quan hệ tín dụng, TSĐB, xếp hạng tín dụng của khách hàng. Đặc biệt, trong đó 36 ngành, 10 tập đoàn kinh tế, 595 doanh nghiệp lớn thường xuyên sử dụng các bản báo cáo này của CIC.
Ngoài ra, CIC cũng thường xuyên cung cấp thông tin phục vụ các TCTD. Theo lãnh đạo CIC thì trong 6 tháng đầu năm 2019 hoạt động cung cấp thông tin của CIC có độ tăng trưởng khá cao trên 23% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo quan hệ tín dụng (web) đạt 6.245.148 tăng +22,5%; Sản phẩm cảnh báo tín dụng đạt 6.009.775 tăng +20,4%; Báo cáo Host to host tăng 156.682 +2155%... tính chung trong 6 tháng đầu năm 2019 CIC đã cung cấp cho các tổ chức tín dụng 13.421.643 bản báo cáo các loại tăng +23,6%.
Về cung cấp thông tin cho khách hàng vay, trong 6 tháng đầu năm 2019, CIC cung cấp TTTD theo lô cho Vietcombank, VietinBank, Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam, OCB, Dong A Bank, ACB, BIDV, VPBank, Techcombank, MB, Ngân hàng UOB, Công ty TNHH MTV Mirae Asset...
Đặc biệt, CIC cung cấp báo cáo thông tin nhóm nợ cao nhất cho các TCTD với tần suất 1 tháng/lần nhằm hỗ trợ TCTD trong quá trình đánh giá, phân loại khách hàng vay. Nhờ các báo cáo này, trong 6 tháng đầu năm 2019 đã có 75 TCTD phải điều chỉnh nhóm nợ, số hồ sơ phải điều chỉnh là 707.638 hồ sơ, tổng dư nợ phải điều chỉnh vào khoảng 319.212 tỷ đồng.
Không chỉ vậy, trong 6 tháng đầu 2019, với việc vận hành cổng thông tin kết nối khách hàng vay, CIC đã có 14.464 khách hàng cá nhân đăng ký tài khoản trực tuyến, trong đó có 11.025 khách hàng được phê duyệt, nâng tổng số khách hàng được phê duyệt đến thời điểm hiện tại là 29.905 khách. Đồng thời, CIC đã cung cấp TTTD cho 16.037 khách hàng vay thể nhân và 89 khách hàng vay pháp nhân theo quy định.
CIC cũng đã cung cấp các tài liệu liên quan từ các công ty bán lẻ mà CIC đang thu thập và cung cấp thông tin cho Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới (WB) để cải thiện xếp hạng chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2020. Đồng thời, CIC cũng đã hoàn thiện góp ý tài liệu hướng dẫn (ban hành tháng 4/2019) về chỉ số này theo tiêu chuẩn của WB để các bộ, ngành liên quan có thể hiểu và phối hợp với CIC trong công tác trao đổi thông tin ngoài ngành Ngân hàng, hỗ trợ hoạt động tín dụng. Ngoài ra, CIC cũng tích cực chủ động liên lạc với các đơn vị mạng di động, bảo hiểm xã hội, thuế… đề nghị các đơn vị hợp tác trao đổi thông tin.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN về thực hiện giảm giá dịch vụ TTTD để đồng hành cùng TCTD trong việc giảm chi phí hoạt động và lãi suất cho vay, ngày 17/4/2019, CIC đã ban hành Quyết định số 105/QĐ-TTTD về giá sản phẩm dịch vụ TTTD. Theo đó, CIC giảm bình quân 10% giá của toàn bộ các sản phẩm dịch vụ hiện thời đang cung cấp. Đây là đợt giảm giá thứ 3 của CIC kể từ năm 2018 (hai lần trước đó CIC đã giảm 12% vào đầu năm 2018 và 20% vào tháng 9/2018);
Trong những tháng cuối năm 2019, CIC tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở TTTD quốc gia cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng nguồn thông tin từ các nguồn thông tin phi truyền thống. Tiếp tục triển khai nghiêm túc kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01,02 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN; Chương trình hành động của ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tổ chức lễ công bố hoàn thành dự án và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa CIC và Trung tâm căn cước công dân quốc gia – C06 - Bộ Công an.
Ngoài ra, CIC sẽ phối hợp với IFC tổ chức 2 buổi hội thảo hỗ trợ đối tượng DNNVV tiếp cận tín dụng. Thực hiện thu thập, xử lý, kiểm soát và cập nhật dữ liệu kịp thời từ các TCTD, các đơn vị tự nguyện. CIC cũng sẽ Phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh các tỉnh/thành phố để đôn đốc các TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện Thông tư 03 về hoạt động TTTD, đặc biệt là các QTDND; tiếp tục tiếp nhận và cập nhật dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo hợp đồng ký kết năm 2019; tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các sản phẩm hiện có, sản phẩm tổng hợp phục vụ các đơn vị, nghiên cứu xây dựng thêm sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của các TCTD...