Cỗ máy tín dụng của Trung Quốc đang dần… hết xăng
Có 3 yếu tố cho thấy các hoạt đồng tài chính truyền thống và cả ngân hàng ngầm sẽ nguội lạnh, đó là: Những bất cập của thị trường bất động sản đang bắt đầu đè nặng đến việc phát hành thế chấp; Thị trường trái phiếu biến động dẫn đến việc hủy phát hành mới trên diện rộng của các công ty; và các ngân hàng phải đối mặt với nhiều hạn chế về việc bán các sản phẩm quản lý tài sản.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang phải đối với các vấn đề cơ cấu và lạm phát tăng lên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát đi tín hiệu chính sách tiền tệ sẽ chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu rủi ro. Trong báo cáo hàng quý mới đây của mình, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) cũng đã bỏ cụm từ nói rằng sẽ làm giảm chi phí cho vay.
“Cỗ máy tín dụng của Trung Quốc đang dần… hết xăng”, Frederic Neumann - đồng trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings Plc ở Hồng Kông cho biết. “Việc thắt chặt quy định, lãi suất cao hơn và thanh khoản cạn kiệt có thể sẽ tác động đến tăng trưởng tín dụng (cửa Trung Quốc) trong những tháng tới”.
Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu của ông vào tháng trước đã cam kết là sẽ thận trọng và trung lập trong điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời sẽ hỗ trợ tài chính chủ động cho năm 2017 để tránh rủi ro tài chính và bong bóng tài sản. Trong khi đó, PBoC thời gian gần đây cũng đã thực thi một số biện pháp đẩy lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên nhằm làm giảm đòn bẩy trên thị trường trái phiếu, khiến các công ty phải hủy bỏ hoặc hoãn lại kế hoạch phát hành trái phiếu với tổng trị giá hơn 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD).
Với sự chuyển hướng của ngân hàng trung ương sang thắt chặt chọn lọc, đã “chính thức xác nhận các nhà lãnh đạo hàng đầu có xu hướng củng cố vị trí này, ít nhất là trong tương lai gần”, Song Yu – Kinh tế gia trưởng Trung Quốc của at Beijing Gao Hua Securities Co. có trụ sở tại Bắc Kinh, đối tác liên doanh tại đại lục của Goldman Sachs Group Inc, đã viết trong một báo cáo gần đây.
Động thái thắt chặt chính sách cũng tạo vị thế tốt hơn cho PBoC trong việc giữ đồng nhân dân tệ ổn định sau khi đồng tiền này đã sụt giảm mạnh so với đồng USD trong năm qua, mức giảm hàng năm mạnh nhất trong hơn hai thập kỷ. Dự báo áp lực giảm giá của nhân dân tệ sẽ vẫn còn khi mà Fed đã nối lại hoạt động tăng lãi suất, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng không còn nới lỏng thêm tiền tệ.
Chưa hết, các quy định mới nhằm loại bỏ hoạt động ngân hàng ngầm cũng đè nặng lên hoạt động tín dụng. Theo đó, bắt đầu từ quý này, PBoC sẽ loại tất cả các sản phẩm quản lý tài sản ra khỏi bảng cân đối của ngân hàng khi đánh giá rủi ro và mở rộng tín dụng. Citigroup Inc ước tính vào tháng 10 rằng, quy định này sẽ tác động đến khối tài sản khoảng 13 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Điều đó có nghĩa là các ngân hàng phải kiềm chế tăng trưởng tín dụng của mình nhằm đảm bảo yêu cầu về an toàn vốn. Trong bối cảnh đó, mức tài trợ cho các thị trường sẽ là một nguy cơ quan trọng cho năm 2017, và một chính sách chính sách tiền tệ trung tính có thể làm phức tạp thêm vấn đề tài chính đối với các công ty nhỏ, theo Ming Ming – trưởng bộ phận nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán Citic ở Bắc Kinh và là cựu quan chức của PBoC.
Thách thức về tài chính vẫn là một vấn đề đối với các doanh nghiệp nhỏ, với gần 60 phần trăm báo cáo thiếu hụt trong tháng 12, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ Nhật vừa qua.
“Mất cân bằng sẽ trầm trọng hơn”, Minh nói. “Sẽ có sự thiếu hụt thanh khoản tại thời điểm nhất định, chẳng hạn như thời điểm cuối quý hoặc trước ngày nghỉ lễ kéo dài”.
Những quy định mới về sản phẩm quản lý tài sản cũng có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra tín dụng mới - còn được gọi là hệ số nhân tiền. Tỷ lệ cung tiền so với tổng dự trữ ngân hàng đứng ở mức 5,24 trong tháng 11, chỉ thấp hơn một chút so với mức kỷ lục 5,29 trong tháng 8, theo dữ liệu từ PBoC do Bloomberg tổng hợp.
Điều đó có nghĩa là mỗi nhân dân tệ của ngân hàng trung ương bơm vào nền kinh tế chỉ tạo ra hơn 4 nhân dân tệ thông qua các quá trình cho vay tạo tiền gửi mới, để từ đó tạo ra các khoản vay thêm.
Điều đó có nghĩa là các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn và chính sách tài khóa nới lỏng, dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại, Neumann của HSBC nói. “Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào tín dụng”, vì vậy khi tín dụng bị thắt lại sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng, ông nói. Xây dựng và rộng hơn là các hoạt động kinh tế sẽ bắt đầu cảm thấy tác động này trong quý thứ hai, đòi hỏi việc hỗ trợ tài chính phải mạnh hơn để hỗ trợ tăng trưởng.