Công nghệ “quét và chạm”: Trải nghiệm tuyệt vời cho phương thức thanh toán mới
Thanh toán di động không còn của riêng ai | |
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn | |
Hợp lực để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt |
Tham gia tích cực vào hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hiện một số mô hình thanh toán hiện đại, tiện ích không chỉ thâm nhập thị trường ở các vùng đô thị mà còn chú trọng triển khai thí điểm tại nông thôn, vùng sâu vùng xa. Qua đó, người tiêu dùng đã được làm quen và trải nghiệm với các phương thức thanh toán mới.
Thanh toán “quét và chạm” trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng |
Theo nghiên cứu của Visa mới đây về phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã đưa ra thống kê: 90% người tiêu dùng sẵn sàng thử phương thức mới và 83% trong số này khẳng định nếu có cơ hội, họ sẽ chọn thanh toán di động thay cho tiền mặt.
Về mặt hạ tầng, không thể không nhắc đến một nhân tố quan trọng để phát triển các phương thức kết nối thanh toán đó là vai trò chuyển mạch tài chính và hạ tầng số hóa thanh toán của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), trong kết nối với hệ thống các Ngân hàng, các tổ chức tài chính để cung cấp dịch vụ thanh toán di động.
Bên cạnh đó, nắm bắt xu hướng dịch chuyển và nhu cầu trong tương lai với thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty công nghệ cũng nhanh chóng vào cuộc khi đua nhau ra mắt nhiều tính năng thanh toán hiện đại mới như: Ví điện tử, công nghệ NFC, Bluetooth năng lượng thấp, thanh toán mạng xã hội (Social Payments),… hay mới đây nhất là QR-code và Samsung Pay.
Đặc biệt, một trong những phương thức thanh toán tiên tiến nhất trên điện thoại đi động đã có mặt và gia nhập cuộc đua 4.0 tại Việt Nam đã tạo nên trải nghiệm tuyệt vời nhất, đó là 2 tính năng thanh toán là Samsung Pay và QR-code. Các tính năng này cho phép khách hàng khi thanh toán chỉ cần “quét”, “chạm” là có thể thanh toán qua điện thoại di động một cách nhanh chóng, dễ dàng.
So với những hình thức thanh toán truyền thống trước đó, phương thức bằng Samsung Pay chạy độc lập, không cần Internet, 3G hay wifi nên rất thuận tiện, có thể thanh toán bất cứ đâu mà không cần mang theo tiền mặt, ví hoặc các loại thẻ bên người.
Ngoài việc tiện lợi, giải pháp thanh toán bằng thẻ qua ứng dụng “quét và chạm” bảo đảm được yếu tố an toàn bởi mọi thông tin của thẻ sẽ được mã hóa thành một dãy số riêng (đảm bảo không thể sao chép hay truy ngược lại số thẻ gốc).
Các khách hàng dùng bất cứ điện thoại thông minh nào đều có thể cài đặt và sử dụng tính năng thanh toán “quét” đó là tính năng M-QR, được tích hợp sẵn trong ứng dụng Ngân hàng di động (Mobile Banking) mà một số ngân hàng Việt Nam đã triển khai. Với dịch vụ M-QR, khi thanh toán tại hàng nghìn siêu thị, nhà hàng, khách sạn, taxi hay trung tâm thương mại,... khách hàng chỉ cần đăng nhập ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking) quét mã QR theo hướng dẫn, nhập số tiền thanh toán và xác nhận thanh toán là hoàn tất.
Theo một chuyên gia tài chính - ngân hàng, khi trải nghiệm những phương thức thanh toán mới, với những khách hàng không chỉ là những sự trải nghiệm mang tính thời thượng, mà những tiện ích của công nghệ thanh toán mới “quét và chạm” hoàn toàn đã chinh phục được qua sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn.
Còn với các ngân hàng và các tổ chức tài chính thì khi công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng cao thì các kiểu thanh toán kỹ thuật số càng nở rộ. Trong “cuộc đua” mới này, đơn vị nào càng nhanh chân ra mắt nhiều tính năng mới, có công nghệ vượt trội, có sự tiện dụng và tính bảo mật cao, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ giành được lợi thế, qua đó cũng mang lại nhiều thị phần, doanh thu hơn cho đơn vị, tổ chức của mình.