Thanh toán di động không còn của riêng ai
TTKDTM khu vực nông thôn: Ứng dụng mô hình thanh toán hiện đại, dễ sử dụng, phù hợp | |
Tiện lợi với thanh toán không tiếp xúc cho giao thông công cộng | |
Hợp lực để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt |
Câu hỏi và đáp án trên được Criteo - một công ty chuyên về nền tảng tiếp thị trực tuyến niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq khảo sát đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Các hình thức thanh toán của người tiêu dùng Việt cũng được Criteo phân chia khá chi tiết: 18% người mua hàng trên mạng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản khác nhau. Thanh toán bằng thẻ tín dụng (Credit Card 18%) và thanh toán bằng các loại thẻ ghi nợ (Debit Card 11%) – hay nói cách khác tỷ lệ sử dụng tiền vay mua hàng qua mạng lớn hơn sử dụng tiền có sẵn trên tài khoản của người tiêu dùng lên đến 7%. Riêng các hình thức thanh toán bằng các phương thức: Cổng dịch vụ gọi xe (7%), mạng xã hội như WeChat Pay (4%), các hình thức khác (3%), Apply Pay (2%).
Nhiều cây xăng Petrolimex đã chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM |
Như vậy, vấn đề đặt ra với các nhà bán hàng là làm sao tạo ra một quá trình mua sắm liền mạch cho người tiêu dùng. Thực tế thiết bị di động phát triển đã cách mạng hóa hoạt động thanh toán trong các hoạt động thương mại bằng các công cụ thanh toán điện tử như: Internet Banking, Mobile Baking, Ví điện tử… Hình thức thanh toán hiện nay đã không còn của riêng ngân hàng. Người dân ở các đô thị có thể vào một cửa hàng bán điện tử điện máy đọc mã hợp đồng để đóng tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, phí bảo hiểm…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ để kiểm soát các hình thức thanh toán này. Bên cạnh đó, các DN bán hàng qua mạng cũng phải tăng cường công tác bảo mật thông tin khách hàng. Ví dụ như dịch vụ đặt vé máy bay trên các trang web hàng không, thông tin chuyến bay của hành khách rất dễ dàng bị tiết lộ. Khi hành khách sắp đến giờ bay hoặc khi vừa hạ cánh đã bị các hãng vận tải mời gọi đi taxi tới tấp đổ vào email và điện thoại.
Những trung gian thanh toán đã hoạt động rất độc lập từ việc kết nối với tài khoản ngân hàng của người dùng đến cả hoạt động nhận tiền mặt qua các cổng dịch vụ gọi xe… Nhưng hoạt động trung gian thanh toán dù có phát triển đến đâu thì cũng phải hướng tới một mục tiêu chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng bên cạnh các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu không có những lợi ích thiết thực thì các hoạt động trung gian thanh toán chẳng có ý nghĩa gì chưa kể mỗi người có thể mở một tài khoản ngân hàng hoặc mở thẻ tín dụng là đã có thể thanh toán với mọi hàng hóa dịch vụ có kết nối.
Theo ông Nguyễn Bá Diệp – Phó Chủ tịch HĐQT Ví điện tử Momo, những lợi ích thanh toán miễn phí cho người dùng Momo được các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cùng với đơn vị trung gian thanh toán chia sẻ chi phí. Từ đó, tạo tiện ích gia tăng cho khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng trên các ứng dụng thương mại điện tử. Ông Diệp cũng cho rằng, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội, bên cạnh nỗ lực của ngành Ngân hàng, cũng cần sự chung tay của các cơ quan, ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp.