Credit Suisse dự báo nhân dân tệ sẽ giảm xuống mức 7,33 vào cuối năm 2017
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm còn 3,011 nghìn tỷ USD | |
Goldman Sachs khuyên mua vào các đồng tiền BRICS, ngoại trừ “C” | |
Đồng nhân dân tệ được dự báo tiếp tục giảm 3-5% trong năm 2017 |
Chính sách tiền tệ quá lỏng là một trong những nguyễn nhân khiến NDT giảm giá |
Lãi suất huy động thực tế là quá thấp đối với một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 6,5% đến 6,8% và đồng nhân dân tệ sẽ phải đối mặt với sự giảm giá hơn nữa nếu lạm phát tăng tốc, Ray Farris – Trưởng bộ phận nghiên cứu thu nhập cố định ở Singapore và các nhà kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Credit Suisse, một trong số các nhà dự báo tốt nhất về nhân dân tệ trong năm 2014 và năm 2015 cho biết.
Farris dự báo đồng nhân dân tệ trên thị trường nội địa sẽ giảm hơn 5% từ mức giá đóng cửa hôm thứ Hai xuống còn 7,33 nhân dân tệ/USD vào cuối năm nay. Con số này còn thấp hơn ước tính trung bình của các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg là 7,17 nhân dân tệ/USD.
Farris đã chia sẻ quan điểm của ông về Trung Quốc và triển vọng của các đồng tiền châu Á khác trong bối cảnh rủi ro của đồng USD mạnh và hàng rào thuế quan thương mại khi Tổng thống mới đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.
1) Tại sao ông lại bi quan nhất về đồng nhân dân tệ trong số các đồng tiền châu Á?
Vấn đề ở Trung Quốc là khá cơ bản. Chính sách tiền tệ là quá dễ dàng cho sự ổn định của đồng tiền. Chẳng hạn như, tiền cơ sở tăng trưởng tương đối cao so với GDP danh nghĩa. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền thậm chí còn cao hơn, đòn bẩy tiếp tục tăng; và nền kinh tế đang ngày càng trở nên “tiền tệ hóa” nhiều hơn. Hơn nữa điều đó lại xảy ra trong một thế giới mà trong đó chính sách tiền tệ của Mỹ đang được thắt chặt.
2) Liệu Trung Quốc có phá giá đồng nhân dân tệ và họ có sử dụng nó như một công cụ để trả đũa chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ?
Rõ ràng là Chính phủ (Trung Quốc) không muốn làm phá giá đồng nhân dân tệ. Chính phủ Trung Quốc coi trọng sự ổn định trên một phạm vi rộng của các biến và họ sẽ nhận thấy rằng những biến động mạnh của đồng tiền trong vài năm qua đã tạo ra sự bất ổn, không chỉ bên ngoài Trung Quốc, nhưng đặc biệt là ở Trung Quốc.
Vấn đề là, từ một một góc nhìn bên ngoài có thể xem là một sự phá giá tiềm năng như là một cách để Trung Quốc trả đũa Mỹ. Tuy nhiên, cần phải suy nghĩ những gì người Trung Quốc nghĩ về lựa chọn đó sẽ nhận thấy người Trung Quốc tin tưởng điều đó là “không miễn phí”. Có lẽ việc làm yếu đồng nhân dân tệ thông qua một động thái mạnh sẽ gây bất lợi cho Hoa Kỳ, nhưng nó cũng đi kèm với chi phí không mong muốn như việc gia tăng đầu cơ, bất ổn trong nước do dòng vốn chảy mạnh ra và sự xói mòn lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, và đó là những điều mà Chính phủ Trung Quốc không muốn.
3) Ông còn bi quan về đồng tiền châu Á nào nữa?
Một số đồng tiền châu Á khác cũng dễ bị tổng thương là đồng won Hàn Quốc và đồng đôla Đài Loan. Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh nếu thương mại Mỹ - Trung bị gián đoạn bởi Hàn Quốc hiện đang cung cấp rất nhiều vật liệu cho giỏ xuất khẩu tổng thể của Trung Quốc, mà rất nhiều trong số đó có đích đến cuối cùng tại Mỹ.
Một yếu tố quan trọng nữa là Hàn Quốc cũng có một thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ trong khi ông Donald Trump đã chỉ trích các hiệp định tự do thương mại hiện có.
4) Vậy đồng tiền châu Á nào mà ông thấy khả quan trong năm nay?
Chúng tôi kỳ vọng hơn vào đồng rupiah của Indonesia và đồng rupee của Ấn Độ. Mặc dù chúng tôi dự báo hai đồng tiền này vẫn mất giá, nhưng không nhiều như những đồng tiền trên. Và điều đó đã được chứng minh trên thực tế do lãi suất thực ở cả hai nước vẫn còn cao. Dự báo của chúng tôi đối với cả hai nước này là có thể giảm lãi suất thêm một lần nữa, nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng điều đó còn phụ thuộc vào hành động của Fed và diễn biến của đồng USD.
Credit Suisse dự báo rupiah sẽ giảm 3,8% từ mức giá đóng cửa hôm thứ Hai xuống 13,900 rupiah/USD vào cuối năm nay và đồng rupee Ấn Độ sẽ giảm 1,9% xuống còn 69,50 rupee/USD trong cùng thời gian.