Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ trong một số lĩnh vực đã có bước tiến | |
Tăng cường nội địa hóa, củng cố vững chắc ngành công nghiệp hỗ trợ |
Tuy nhiên, thời gian qua ngành CNHT Hà Nội vẫn chưa thực sự phát triển so với tiềm năng. Theo các chuyên gia, ngành CNHT mới dừng lại ở chế tạo, gia công các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng nhỏ, năng lực cạnh tranh của DN còn yếu, tỷ lệ nội địa hóa, năng suất, chất lượng thấp so với nhiều nước trong khu vực.
Hanssip sẽ là "địa chỉ vàng" về CNHT |
Theo Đề án phát triển CNHT và mục tiêu đến năm 2020 do TP. Hà Nội ban hành, Hà Nội sẽ có khoảng 900 DN chuyên sâu về CNHT, trong đó có 40% DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Đây được cho là cú hích nhằm khuyến khích các DN CNHT Hà Nội phát triển.
Công nghệ hỗ trợ luôn được coi là bộ phận công nghiệp rất quan trọng, đóng vai trò to lớn trong thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh, thu hút đầu tư, gia tăng xuất khẩu, nâng cao quy mô, hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn Thủ đô đã hình thành được hệ thống DN chuyên sâu về CNHT với đông đảo DN tham gia.
Có thể thấy, CNHT trên địa bàn Hà Nội tuy được khuyến khích phát triển nhưng thực tế số lượng DN tham gia vẫn còn khá ít. Không chỉ vậy, các chính sách ưu đãi đối với DN CNHT vẫn chưa đủ sức thu hút các DN lớn tham gia vào lĩnh vực này. Nhằm gắn kết và hỗ trợ các DN về CNHT trên địa bàn, Hiệp DN ngành Công nghiệp Thành phố Hà Nội (HANSIBA) được thành lập trở thành là “mái nhà chung” của cộng đồng DN Thủ đô để từng bước giải quyết các khó khăn, vướng mắc, ách tắc cho các DN, tạo điều kiện tốt nhất để các DN CNHT sớm chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam và tham gia, hội nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Hiệp hội hiện có gần 200 DN Hội viên chính thức trong đó có hơn 100 DN đã đang sản xuất các sản phẩm CNHT và CNHT cho công nghệ cao.
Các DN đã cung ứng được cho các tập đoàn đa quốc gia lớn tại Việt Nam như Canon, Samsung, Toyota, Hon đa và cũng đã cung cấp trực tiếp cho các đối tác tại Châu Âu - Mỹ - Hàn Quốc…. Có thể kể đến các công ty như Cơ điện Toàn cầu Tomeco, Công nghiệp Nhật Minh, Nhựa Sunpla, Thăng Long Tech, Nhựa Euro Pipe, Cơ khí chính xác PMTT...
Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch HASIBA cho biết, thời gian qua, HASIBA đã có nhiều nỗ lực trong tư vấn, hỗ trợ các DN hội viên trong việc liên kết hỗ trợ DN tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, đào tạo nguồn lực; tìm hiểu và thúc đẩy việc áp dụng, thực hiện các cơ chế chính sách; Hỗ trợ nhu cầu tìm kiếm địa điểm, hạ tầng để Đầu tư, xây dựng cơ sở sản xuất CNHT…
Đặc biệt Hiệp hội đã chủ động đề xuất, báo cáo với Chính phủ, Thành phố Hà Nội để được cho phép đầu tư, hình thành Khu công nghiệp (KCN) chuyên sâu về CNHT đầu tiên của Việt Nam với quy mô hơn 600 ha và định hướng mở rộng lên tới 2.000 ha ngay tại Thủ đô với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Đến nay, Khu CNHT Nam Hà Nội (HANSSIP) đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, diện tích khoảng 100ha với đầy đủ hạ tầng cơ sở đủ điều kiện để tiếp đón các DN trong nước - Quốc tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT và công nghệ cao tại KCN này.
Với nhiều cơ chế ưu đãi đặc biệt, HANSSIP được Hiệp hội HANSIBA định hướng phát triển trở thành "địa chỉ vàng", là "cái nôi" cho các DN trong nước, quốc tế đang, sẽ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp và CNHT tại Việt Nam.
Theo thống kê, Hà Nội có 200 - 250 DN có sản phẩm CNHT, dự thảo hướng đến 2020 có 900 -1.000 DN CNHT, muốn vậy phải có hỗ trợ các DN đang hoạt động phát triển, và thúc đẩy các DN thành lập mới để đạt mục tiêu trên. Nhằm mở ra các định hướng xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư các sản phẩm CNHT và công nghệ cao, ngay đầu tháng 11/2017, HASIBA tổ chức chuyến công tác thị sát Hàn Quốc để để thúc đẩy hợp tác với tổ chức và DN tại Hàn Quốc.
Theo đó, Trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ công nghiệp Toàn Cầu (GCC) và Tập đoàn BSR (Hàn Quốc) đã nhất trí cùng HANSIBA xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm 2018, 2019. HANSIBA sẽ hỗ trợ các hoạt độnh của Trung tâm GCC và tập đoàn BSR tại Việt Nam.
Giới thiệu về các chính sách phát triển ngành CNHT Nhà nước - Chính phủ Việt Nam đã, sẽ ban hành. Định hướng cho các DN Nhỏ và Vừa (SME) Hàn Quốc hợp tác cùng các DN thành viên HANSIBA và các DN SME trong lĩnh vực CNHT và CNHT cho Công nghệ cao tại Việt Nam. Ngay trong chuyến công tác, đã có một số DN Hàn Quốc ký kết hợp đồng hợp tác với DN Việt Nam về đầu tư về CNHT.
Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch HASIBA nhấn mạnh, để CNHT Hà Nội phát triển hơn nữa, thời gian tới tập trung thúc đẩy, phát triển các DN hội viên đạt 1.000 Hội viên vào cuối nhiệm kỳ I (2020) là các DN trực tiếp sản xuất các sản phẩm CNHT và CNHT cho công nghệ cao. Đồng thời đề xuất Chính phủ cũng như Thành phố có nhiều chính sách, giải pháp về quy hoạch, cho thuê mặt bằng, nguồn vốn, lãi suất… nhằm khuyến khích các DN NCHT phát triển hơn nữa.