Động lực tăng trưởng dịch vụ ngân hàng hiện đại
Số hoá sẽ là xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ | |
Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng bán lẻ trên con tàu cách mạng 4.0 | |
Ngân hàng bán lẻ: Vẫn là thách thức |
Những ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ trong năm nay bao gồm: Á Châu (ACB), An Bình (ABBank), Bản Việt (VietCapital Bank), Phát triển TP.HCM (HDBank), Phương Đông (OCB), Sài Gòn (SCB), Nam Á (NamA Bank). Tăng vốn là một nhu cầu thực tế của thị trường khi tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn TP.HCM tính đến cuối năm đã lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng.
Chẳng hạn, dư nợ cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp sử dụng máy móc có hàm lượng công nghệ cao) đến nay đã lên đến 160 ngàn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay DNNVV liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất và chiếm trên 60% tổng dư nợ trong 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp ở TP.HCM năm 2018 con số giải ngân đã lên đến 260 ngàn tỷ đồng.
Tăng thu dịch vụ trở về đúng với bản chất hoạt động ngân hàng |
Các chương trình cho vay khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM cũng liên tục tăng trong những năm qua. Theo số liệu thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM, đến cuối tháng 10/2018 dư nợ cho vay Chương trình cho vay khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn đã lên trên 143 ngàn tỷ đồng tăng 7,55% so với năm 2017. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn lên đến trên 100 ngàn tỷ đồng, dư nợ cho vay trung dài hạn gần 40 ngàn tỷ đồng tăng 5,6% so với năm liền kề. Chương trình cho vay kích cầu đầu tư theo chủ trương của địa phương cùng thời gian này cũng đã ở mức trên 1.600 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng nông nghiệp theo chương trình của Chính phủ đã lên đến trên 103 ngàn tỷ đồng. Dư nợ cho vay nhà ở đến cuối tháng 10/2018 còn lại 4.483 tỷ đồng và hàng ngàn tỷ đồng giải ngân mỗi năm cho các chương trình tín dụng bình ổn giá ở TP.HCM.
Khi quy mô của tín dụng ngân hàng xét theo giá trị tuyệt đối ngày càng lớn lên, tỷ lệ tăng thêm của tín dụng sẽ có xu hướng giảm dần, các ngân hàng muốn mở rộng cho vay buộc phải tăng vốn mới đáp ứng được các tỷ lệ an toàn vốn. Thông tin từ Cục II, trong 7 ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ trong năm 2019 có 3 ngân hàng sẽ lên sàn chứng khoán là OCB, NamA Bank và ABBank. Điều này sẽ thúc ép những ngân hàng còn lại (VietCapital Bank, SCB, Saigon Bank, DongA Bank) trên địa bàn TP.HCM phải nhanh chóng hoàn thiện các chỉ tiêu an toàn vốn để không bị lọt lại trên thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.
VIB và OCB là hai ngân hàng có hội sở chính tại TP.HCM được NHNN cho phép áp dụng chuẩn mực an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II bắt đầu từ 1/1/2019, trước hạn một năm so với thời hiệu của Thông tư 41/2016/TT-NHNN. |
Thực tế, quy mô hoạt động cùng với tốc độ tăng vốn và tổng tài sản của các TCTD ở TP.HCM giai đoạn 2008-2018 liên tục tăng lên mới đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương. Đơn cử như năm 2018 tổng vốn điều lệ của các TCTD trên địa bàn tăng 3,5% so với năm 2017, lên trên 174 ngàn tỷ đồng; tổng tài sản tăng 10,3% lên trên 3,6 triệu tỷ đồng. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu tín dụng ở TP.HCM, có một điểm nhấn rất quan trọng là dư nợ tín dụng đối với ngành sản xuất chế biến, bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, ngành xây dựng năm 2018 đều chiếm tỷ trọng trên 15% tổng dư nợ trên địa bàn, theo thống kê của NHNN TP.HCM.
Ông Tô Duy Lâm - Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, những chuyển biến tích cực trong hoạt động tín dụng ngân hàng năm qua sẽ là cơ sở phát triển trong năm 2019. Theo đó, tín dụng ngoài việc tập trung vào các lĩnh vực truyền thống, các TCTD cần phải tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân nơi có các DN và lĩnh vực ngành hàng trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh vốn tín dụng ngân hàng và các nguồn vốn khác chứng khoán, vốn tổ chức kinh tế, vốn cá nhân, vốn ngân sách… cần được khai thác và sử dụng hiệu quả cho nền kinh tế.
Từ đây, có cơ sở giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài xuống 40% trong năm 2019 để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng. Điều này xuất phát từ thực tế mà ông Tô Duy Lâm cho rằng, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các TCTD trên địa bàn TP.HCM năm 2018 qua thống kê cũng chỉ ở mức khoảng 35-36%.
Theo ông Tô Duy Lâm, động lực tăng trưởng năm 2019 của ngành Ngân hàng phải đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng gắn với ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Điều này cũng phù hợp với nội dung Đề án 1058 tái cơ cấu TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, trong đó ngoài việc thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể từng năm và trong năm năm 2019.
Ông Lâm cho rằng các TCTD cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng trong quá trình đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển của Fintech trong xu hướng xã hội hiện nay. Đồng thời, mở rộng và tăng thu nhập từ dịch vụ, một mảng đúng với bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo đó, đảm bảo tạo động lực, tạo dư địa tăng trưởng trong những năm tới của TCTD.
HDBank năm 2018 được Ngân hàng Mỹ J.P Morgan Chase trao giải “ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc toàn cầu”, giải thưởng ghi nhận tỷ lệ xử lý điện thanh toán quốc tế của HDBank. Điều này cũng dựa trên số lượng giao dịch điện yêu cầu và tỷ lệ xử lý điện thanh toán quốc tế đạt chuẩn trên 80% đối với các ngân hàng trên toàn cầu, 90% đối với các ngân hàng ở châu Á. Giải thưởng này thêm sự khẳng định uy tín, chất lượng của dịch vụ thanh toán quốc tế HDBank. Các giao dịch thanh toán quốc tế của khách hàng qua hệ thống HDBank được phục vụ một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro. |