Dự liệu về cơ hội phát triển dịch vụ thanh toán không tiền mặt
VIB tích cực đưa ra các giải pháp thanh toán không tiền mặt |
Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ của VIB cho rằng: Trong một thế giới đang thay đổi theo xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt các NHTM phải đặt ra vấn đề đổi mới.
Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ của VIB |
Dữ liệu phân tích tài chính năm 2018 trên toàn cầu, thẻ ngân hàng tiếp tục có tỷ trọng tăng trong tổng các công cụ thanh toán, trong đó thẻ ghi nợ tăng trưởng 14,7%, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ trước đến nay; thẻ tín dụng xếp thứ hai với mức tăng trưởng 10,9%.
Việt Nam đang bắt theo xu hướng thời kinh tế số, trong đó lượng khách hàng có tài khoản ngân hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số đến hết Quý I/2019 đã tăng trưởng 44%.
Thị trường thẻ thanh toán phát triển rất mạnh trong những năm vừa qua, với 158 triệu thẻ được các tổ chức tín dụng phát hành tính đến hết Quý I/2019, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, Ví điện tử cũng đang được coi là thời hoàng kim, với hơn 10 triệu người dùng các loại ví của hơn 20 công ty cung ứng ví điện tử.
Các dữ liệu thanh toán trong ngành Ngân hàng gần đây cũng cho thấy có đến 30% dân số trưởng thành có tài khoản ngân hàng, tỷ lệ này có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động đầu tư bán lẻ trên thị trường nếu các nhà đầu tư nắm bắt và tận dụng được cơ hội trong phân khúc này, từ đó cung ứng các dịch vụ tài chính số ra thị trường.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê có đến 64% dân số Việt Nam đang sống ở các vùng nông thôn, còn thiếu các cách tiếp cận dịch vụ kỹ thuật số. 99% dân số có thói quen tiêu tiên mặt hàng ngày.
Nguyên do cơ sở hạ tầng thương mại điện tử chưa tốt nên mặc dù hệ thống ATM có đến 18.668 máy, 261.705 máy POS phục vụ cho 158 triệu thẻ thì có đến 80% rút tiền mặt.
Với khoảng 66% dân số Việt Nam sử dụng internet, 143 triệu thuê bao di động, trong đó 72% sử dụng điện thoại thông minh, là tiềm năng lớn đối với những đơn vị đang muốn cung ứng các dịch vụ tài chính số.
Ảnh minh họa |
Bà Trần Thị Thu Hương cho rằng cần có cơ chế khuyến khích các công ty Fintech phát triển ứng dụng tiện ích, tích hợp với hệ thống của ngân hàng. Chính sách thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ, điểm chấp nhận thanh toán dần chuyển sang sử dụng giải pháp thanh toán không tiền mặt...
Thay đổi thói quen của khách hàng, mở rộng độ phủ sóng của thương mại điện tử tại các tỉnh thành phố lân cận, cải thiện quy trình thanh toán,… là những yếu tố quan trọng đầu tiên giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, qua đó phát triển rộng rãi phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam./.