ECB giữ nguyên chính sách, song sẽ không cắt giảm lãi suất hơn nữa
Chủ tịch ECB: ECB vẫn cần kích thích dù tăng trưởng khu vực tốt hơn | |
Euro giảm mạnh sau khi Chủ tịch ECB nói “kiên nhẫn” với nới lỏng | |
ECB giữ nguyên chính sách song đã thay đổi quan điểm |
Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung (Eurozone) đang hoạt động mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần một thập kỷ trước với hàng triệu việc làm được tạo ra kể từ khi chương trình kích thích tiền tệ của ECB bắt đầu. Tuy nhiên, lạm phát vẫn chậm được cải thiện đang đẩy ECB vào một tình thế khó khăn.
Nhận thức được triển vọng kinh tế cải thiện, ECB đã loại bỏ cam kết sẽ cắt giảm lãi suất hơn nữa nếu cần cũng như bỏ tham chiều đã được sử dụng bấy lâu nay về rủi ro đối với nền kinh tế khi tuyên bố triển vọng là “cân bằng”.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của ECB thậm chí không hề thảo luận về việc thu hẹp chương trình mua tài sản trị giá 2,3 nghìn tỷ euro (2,6 nghìn tỷ đô la) của mình, đồng thời vẫn giữ lãi suất dưới mức không và cam kết sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ khá dễ dãi.
Theo đó, lãi suất tiền gửi của ECB - một công cụ chính sách quan trọng - vẫn ở mức -0,4%. Beebn cạnh đó, ECB vẫn duy trì chương trình mua vào tài sản với quy mô 60 tỷ euro mỗi tháng và sẽ kéo dài cho đến ít nhất là tháng 12/2017.
ECB cũng cắt giảm dự báo lạm phát năm 2017 xuống còn 1,5% từ mức 1,7% như dự báo trước đó. Lạm phát sẽ tăng lên 1,6% vào năm 2019, giảm so với dự đoán trước đó là 1,7% và thấp hơn nhiều mục tiêu của ECB là gần 2%. Tuy nhiên, cơ quan này đã nâng dự báo tăng trưởng năm nay của khu vực Eurozone lên 1,9%, cao hơn dự báo trước đó là 1,8%.
Việc ECB cắt giảm dự báo lạm phát ngay cả khi dự báo tăng trưởng tốt hơn, cho thấy rằng cơ quan này đã đánh giá quá cao việc việc làm tăng nhanh sẽ tác động lên lương và cuối cùng là giá cả.
“Chúng tôi cho rằng rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng hiện nay đã được cân bằng”, Chủ tịch ECB Mario Draghi phát biểu tại buổi họp báo sau đó. Ông cũng cho biết ECB đã loại bỏ ngôn ngữ về khả năng hạ lãi suất do nguy cơ lạm phát cực thấp đã biến mất.
“Nhưng nếu những rủi ro này xảy ra, chắc chắn chúng ta sẽ sẵn sàng hạ lãi suất”, ông nói.
Nói về những định hướng mới và việc cắt giảm dự báo lạm phát, Draghi cho biết con đường của lạm phát nói chung không thay đổi và việc cắt giảm lãi suất không phải là không thể. “Không có gì đáng kể xảy ra với lạm phát, ngoại trừ giá dầu và giá thực phẩm ... lạm phát cơ bản vẫn duy trì giống nhau năm này qua năm khác”, ông lưu ý.
Cuộc kiểm tra tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng Chín, thời điểm ngân hàng có thể sẽ quyết định có tiếp tục chương trình mua trái phiếu vượt quá năm nay hay bắt đầu giảm dần.
“Rủi ro ngày càng tăng khi việc thu hẹp (chương trình mua vào tài sản) là chậm hơn và kéo dài lâu hơn so với kỳ vọng hiện nay của thị trường”, Cosimo Marasciulo - Giám đốc trái phiếu của Pioneer Investments cho biết.
Theo các nhà phân tích, quan điểm của ECB cũng bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn của các chính phủ và công ty, các khoản nợ quá hạn đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng ở các nước như Ý và Bồ Đào Nha, và sự không chắc chắn về chính trị trước các cuộc bầu cử ở Đức và Italy.
Bất kỳ thông báo nào về chương trình nới lỏng định lượng (QE) sẽ không được công bố cho đến mùa thu, khi các nhà hoạch định chính sách hy vọng hình ảnh kinh tế sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đức từ lâu đã kêu gọi chấm dứt sớm hơn gói QE, nói rằng nó làm xói mòn tài sản của những người tiết kiệm và làm nản lòng các nước khác trong khu vực đồng euro trong việc theo đuổi những cải cách để tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Quyết định của ECB được đưa ra sau khi Cơ quan thống kê của EU Eurostat sửa đổi ước tính tăng trưởng quý 1 lên mức nhanh nhất trong vòng hai năm qua, cho biết nền kinh tế của khu vực đồng euro tăng 19,1% so với quý trước và tăng 1,9% so với năm trước.