ECB giữ nguyên chính sách và kêu gọi Đức "kiên nhẫn"
Chủ tịch Fed Yellen: Có "cơ sở” để nâng dần lãi suất | |
ECB khó có động thái chính sách nào tại kỳ họp tới | |
Nhiều quan chức Fed ủng hộ tăng nhanh lãi suất | |
ECB nói Monte dei Paschi cần bổ sung 9,2 tỷ USD |
Chủ tịch ECB Mario Draghi |
Theo đó, ECB quyết định giữ lãi suất cho vay tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất tiền gửi ở mức -0,4%. ECB cũng không thay đổi chương trình mua vào trái phiếu như quyết định đưa ra hồi tháng 12/2016, từ sẽ kéo dài chương trình này đến hết năm 2017, song sẽ thu hẹp quy mô mua vào tài sản xuống còn 60 tỷ euro (64 tỷ USD) kể từ tháng 4 tới.
Quyết định này của ECB không nằm ngoài dự đoán của thị trường với lý do là lạm phát tại khu vực đồng tiền chung vẫn đang rất yếu ớt. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng của khu vực đồng tiền chung tăng 1,1% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn 2 lần so với mức tăng của tháng 11 và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2013. Tuy nhiên mức lạm phát này vẫn thấp hơn nhiều mục tiêu 2% mà ECB đã đề ra, và chủ yếu là do giá dầu tăng khi mà lạm phát lõi chỉ tăng nhẹ lên 0,9%.
“Chứ có dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng thuyết phục về lạm phát cơ bản”, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết tại buổi họp báo sau đó cho dù ông vẫn cho rằng “lạm phát cơ bản được dự kiến sẽ tăng dần trong trung hạn”.
Tuy nhiên, với Đức tình hình lại khác hẳn khi mà lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất khu vực này đã tăng gấp đôi lên 1,7% trong tháng 12/2016 so với cách đây 1 năm. Trong khi người tiết kiệm Đức đang tỏ ra bất bình với chính sách lãi suất âm. Chính phủ (Đức) sẽ phải đối mặt với “vấn đề chính trị” khi phải giải thích chính sách tiền tệ của ECB cho công chúng, Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble cho biết trong một cuộc phỏng vấn truyền hình Bloomberg sau khi quyết định của ECB được công bố.
Mặc dù vậy, phát biểu tại buổi họp báo sau đó, Chủ tịch ECB Mario Draghi dù thừa nhận kinh tế khu vực đã khởi sắc hơn, song ông cho rằng triển vọng vẫn còn đầy rủi ro, đòi hỏi ECB phải duy trì chính sách kích thích kinh tế chưa từng có của mình.
“Sự phục hồi của khu vực đồng euro là vì lợi ích của tất cả mọi người, trong đó có Đức”, ông Draghi cho biết. “Chúng ta phải kiên nhẫn. Khi (kinh tế khu vực) hồi phục vững chắc hơn, lãi suất thực sẽ tăng lên”, ông nói.
Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Carsten Brzeski của ING, nhiều khả năng ECB sẽ không có thay đổi chính sách nào trong thời gian tới. “Ngày cả năm 2018, việc thu hẹp dần (chương trình nới lỏng) sẽ không đến trước mùa hè, sau khi các cuộc bầu cử tại Pháp và Hà Lan diễn ra cũng như các tác động có thể đầu tiên của chính sách kinh tế mới của Hoa Kỳ”.
Thế nhưng theo HSBC, “ECB có thể cần phải bắt đầu thảo luận giảm dần vào cuối năm nay, nếu chỉ đặt một chút áp lực thị trường tới các chính phủ để thúc đẩy qúa trình cải cách”. “Nhưng bây giờ, ông Draghi có vẻ quyết tâm giữ chính sách tiền tệ như hiện tại”.
Hiện sự phục hồi của khu vực đồng euro vẫn dựa chủ yếu vào chương trình kích thích của ECB khi các chính phủ hoặc là thiếu các công cụ hoặc thiếu kiên quyết trong việc cải cách nền kinh tế kém hiệu quả và nợ nần hiện nay.