Fed đang tiến tới việc kết thúc các biện pháp kích thích thời khủng hoảng
ECB giữ nguyên chính sách, thậm chí đến hết năm 2017 | |
Quan chức Fed: Có lẽ tăng lãi suất đang gây tổn hại cho nền kinh tế | |
NHTW Nhật giữ nguyên chính sách, tiếp tục lui thời hạn đạt lạm phát mục tiêu |
Cuộc họp chính sách tháng 9 kéo dài trong 2 ngày 19-20/9 của Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) sắp bắt đầu.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters với gần 100 chuyên gia kinh tế, Fed được dự kiến sẽ thông báo kế hoạch bắt đầu thu hẹp bảng cân đối tài sản của mình song sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 19/9. Hiện thị trường cũng đang đặt cược một cơ hội là 52% rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 3 trong cuộc họp tháng 12.
Tại cuộc họp lần này, Fed cũng đưa ra những dự báo mới về nền kinh tế, trong đó bao gồm cả những dự báo của các nhà hoạch định chính sách đối với lộ trình tăng lãi suất. |
Theo kế hoạch, Fed sẽ ngừng mua vào trái phiếu một cách từ từ để giảm lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc và chứng khoán thế chấp xuống còn 3 nghìn tỷ USD, xung quanh mức mà một số nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế ước tính là nó sẽ ổn định.
Cụ thể, Fed sẽ bắt đầu bằng cách cắt tỉa không quá 10 tỷ USD mỗi tháng từ bảng cân đối tài sản của mình, và sẽ tăng dần mức độ cắt tỉa hàng quý cho đến khi đạt 50 tỷ USD mỗi tháng.
Với nền kinh tế Mỹ phát triển đủ nhanh để giữ được tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn một nửa so với mức đỉnh cao trong thời kỳ suy thoái, Fed đã trở thành NHTW đầu tiên bắt đầu rút các biện pháp kích thích khẩn cấp cuối cùng được đưa ra sau năm 2008.
Theo Chủ tịch Fed Janet Yellen, Fed đã tăng lãi suất 4 lần, đưa lãi suất từ mức gần bằng không lên mức 1,00-1,25% như hiện nay và cũng ngừng tích lũy tài sản. Giai đoạn tiếp theo không phải là bán trái phiếu mà là giảm hoạt động tái đầu tư lượng tiền thu được từ các trái phiếu đáo hạn.
Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cho biết, việc phải mất nhiều năm lập kế hoạch và hàng tháng trời thông báo công khai một cách rất cẩn thận là để cho quá trình thu hồi tài sản trở nên nhẹ nhàng.
Nhờ tăng trưởng toàn cầu đồng bộ và các điều kiện tài chính vẫn dễ dàng, Fed có thể tránh được các cú sốc trong quá khứ, nhất là cái gọi là “cú sốc thu hẹp” vào năm 2013 đã làm rung chuyển các thị trường trên toàn thế giới và đấy lợi suất trái phiếu tăng vọt sau khi Chủ tịch Fed lúc bấy giờ là ông Fed Ben Bernanke thông báo việc mua vào trái phiếu có thể sớm được giảm, tức thu hẹp dần.
Tuy nhiên, các thị trường tài chính vốn đã lao dốc mạnh với những thay đổi chính sách như vậy trong quá khứ sẽ ít không có phản ứng gì khi việc giảm tài sản bắt đầu, có lẽ vào tháng 10.
“Thị trường sẽ rất nhạy cảm với những gì đang diễn ra ở đây", Peter Hooper, cựu chuyên gia kinh tế Fed và hiện đang là chuyên gia kinh tế trưởng của Deutsche Bank Securities cho biết hồi đầu tháng này. “Nhưng chúng ta không cần tất cả các biện pháp nới lỏng tiền tệ bất thường mà chúng ta đã thấy kể từ cuộc khủng hoảng, vì vậy đã đến lúc cần làm như vậy”.
Các đối tác của Fed ở Frankfurt và Tokyo sẽ là những người theo dõi chặt chẽ quá trình này để đánh giá những tác động đối với thị trường và nền kinh tế của họ cũng như những bài học kinh nghiệm từ cuộc thử nghiệm của Mỹ.
Hiện 3 NHTW lớn trên thế giới này đang nắm giữ khoảng 15 nghìn tỷ USD tài sản, được mua vào sau thời kỳ khủng hoảng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng theo các nhà phê bình, điều đó có thể làm méo mó các điều kiện tài chính.
Nó càng trở nên quan trọng khi hiện vẫn còn một câu hỏi nữa chưa chưa được trả lời là liệu Fed sẽ thực hiện chương trình này một cách đồng đều trên toàn bộ các kỳ hạn của trái phiếu hay sẽ tập trung vào các tài sản ngắn ngày bởi điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc lợi suất dài hạn có thể tăng lên như thế nào khi Fed cho phép trái phiếu đáo hạn. Một vẫn đề khác là tốc độ giảm nắm giữ trái phiếu thế chấp của Fed còn phụ thuộc một phần vào các quyết định tái cấp vốn của chủ sở hữu.
Trên thực tế cũng đã xảy ra trường hợp nỗ lực để thoát khỏi chương trình mua tài sản, được gọi là nới lỏng định lượng, song không thành công. Đó là NHTW Nhật Bản -NHTW đầu tiên đưa ra chương trình như vậy vào năm 2001, và phải kết thúc vào cuối năm 2006 khi nó dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế. Hệ quả là NHTW Nhật Bản sau đó đã phải tái khởi động nới lỏng định lượng, thậm chí còn mạnh hơn, và cho đến nay vẫn chưa biết lúc nào sẽ kết thúc.
Trong khi đó, NHTW Châu Âu đã thực hiện hai đợt tăng lãi suất trong năm 2011 rồi sau đó lại phải đảo ngược, thậm chí bắt đầu triển khai chương trình mua tài sản vào năm 2015.
Tuy nhiên, với điều kiện tài chính hỗ trợ, việc cho đáo hạn dần trái phiếu của Fed sẽ tiếp tục một cách “tự động” trừ khi có “những diễn biến bất lợi lớn” buộc Fed phải điều chỉnh, Thống đốc Fed Lael Brainard cho biết trong tháng này.