IMF cảnh báo những rủi ro đe dọa sự ổn định tài chính
Trong báo cáo này, họ đặc biệt quan tâm đến khu vực châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Mặc dù nhận định rủi ro ngắn hạn đã giảm đi, đặc biệt những áp lực trên các thị trường mới nổi đã lắng dịu nhờ giá hàng hóa gia tăng (mặc dù nó vẫn còn tương đối thấp) đã cải thiện tình hình và sự bất ổn về triển vọng kinh tế của Trung Quốc trong ngắn hạn đã suy yếu. Bên cạnh đó, cú sốc chính trị Brexit đã dần được hấp thụ bởi thị trường.
Tuy nhiên, IMF lại cảnh báo những nguy cơ đang lớn dần trong thời gian tới. Và một yếu tố quan trọng đó chính là lợi nhuận ngân hàng.
Mặc dù xét ở một số góc độ, các ngân hàng đã tốt hơn nhiều so với trước cuộc khủng hoảng tài chính, như quy mô vốn cáo hơn, thanh khoản cũng được cải thiện... Nhưng họ đang phải vật lộn để kiếm tiền.
Lợi nhuận suy giảm đã khiến họ khó khăn hơn trong việc tăng trưởng nguồn vốn, đồng thời nó cũng gây không ít khó khăn trong việc mở rộng hoạt động cho vay, mà điều này lại cần thiết cho việc phục hồi kinh tế. Lợi nhuận thấp cũng phản ánh sự suy yếu kinh tế dai dẳng ở các nền kinh tế phát triển, đồng nghĩa với nhu cầu tín dụng trở nên thấp hơn.
Chưa hết, một số ngân hàng ở châu Âu đang chịu gánh nặng nợ xấu khá lớn mà họ chưa thể thể xử lý được. Báo cáo cũng nhận định các ngân hàng của Italia và Bồ Đào Nha đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về lợi nhuận và vốn.
IMF cũng cảnh báo các ngân hàng Nhật Bản về việc mở rộng ra nước ngoài, đây vốn được xem như hệ quả của sự yếu kém về kinh tế và mức lãi suất thấp ở thị trường nội địa. Bởi động thái này sẽ làm tăng rủi ro do các ngân hàng cần nhiều ngoại tệ hơn cho hoạt động ở nước ngoài....
Bên cạnh những nước phát triển, Trung Quốc cũng được xem là một mối nguy tiềm tàng. Báo cáo cho rằng tăng trưởng tín dụng nhanh và sự mở rộng của “ngân hàng ngầm” gây rủi ro đối với sự ổn định tài chính.
Hệ thống tài chính phát triển nhanh ở Trung Quốc ngày càng trở nên “liên kết”. Mức độ mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực này liên kết đó là – có giao dịch với nhau – điều này là một yếu tố quan trọng trong sự lây lan tài chính và là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính.
Để hạn chế rủi ro, IMF khuyến cáo cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, báo gồm cả việc cải cách. IMF cũng kêu gọi tiếp tục cải cách thị trường tài chính như tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề, trong khi các ngân hàng cũng cần phải tái cơ cấu để tiết giảm chi phí hoạt động.
Báo cáo này chưa cho thấy một dấu hiệu rõ ràng nào của một cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng những nguy cơ đe dọa đến sự ổn định tài chính là không thể bỏ qua.