Không giải tỏa nợ xấu, đừng kỳ vọng tăng tín dụng, giảm lãi suất
Gian nan xử lý nợ xấu, áp lực trong vai trò “bà đỡ” | |
Quốc hội thảo luận về Nghị quyết xử lý nợ xấu và Luật các TCTD sửa đổi | |
Xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách |
Đại biểu Đinh Văn Nhã |
Về nghị quyết nhất là gói cơ chế chính sách tương đối hợp lý. Đây không phải là những gì sáng tạo của chúng ta mà chúng ta tiếp thu những thông lệ tốt nhất của quốc tế vào Việt Nam, từ cho thu giữ tài sản đến mua bán nợ theo giá thị trường, rồi cho phân bổ dần lãi dự thu, rồi chênh lệch giá bán nợ… đây là những thông lệ quốc tế tốt mà ta cực chẳng đã phải vận dụng khi tình huống xảy ra. Tôi thấy biện pháp cả gói trong Nghị quyết là rất hợp lý. Tầm quan trọng của Nghị quyết này nếu Quốc hội thông qua sẽ giải quyết được nhiều vấn đề rất lớn.
Ngân hàng là bà đỡ của nền kinh tế, khoảng 10 năm nay, nhất là từ khi có khủng hoảng kinh tế thế giới từ 2008 kéo tận đến ngày nay khiến hệ thống ngân hàng tê liệt thì chưa nhưng bà đỡ đáng ra có 2 chân thì chỉ còn 1 chân. Nhưng chân này cũng tập tễnh. Chúng ta đã cố gắng thành lập VAMC với kỳ vọng để xử lý nhưng chỉ xử lý 1 phần, tác dụng với hệ thống ngân hàng chỉ là biện pháp xoa bóp bên ngoài, giảm đau nhưng khi không xoa nữa lại đau… Trên thực tế vướng mắc rất nhiều vấn đề pháp lý mà công ty này không thể xử lý được về thẩm quyền. Vì vậy Nghị quyết này được xem là đưa ra biện pháp cả gói để phẫu thuật làm cho chân kia đứng vững được. Nên Nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng.
Dự thảo Nghị quyết dù được chuẩn bị trong thời gian tương đối gấp nên đánh giá, phân tích tuy chưa sâu như mong muốn của đại biểu; nhưng nếu được thông qua, Nghị quyết đạt được 4 mục tiêu quan trọng. Đóa là giải tỏa, nâng cao tính thanh khoản của chủ nợ; sớm làm minh bạch, tạo điều kiện sớm được tiếp cận các nguồn vốn mới của các con nợ là DN. Khi chủ nợ và con nợ được giải tỏa nhanh thì môi trường kinh tế an toàn, ổn định và trên cơ sở đấy ngân hàng đảm bảo được nguồn tiền gửi tiết kiệm, không dẫn đến phải phá sản giải thể vì mất vốn. Và cuối cùng, khi môi trường kinh tế ổn định thì nguồn lực tín dụng để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế giải quyết được. Nếu tình hình này kéo dài từ nay đến 2020 thì nguồn tín dụng đối với nền kinh tế sẽ không kỳ vọng để tăng thêm.
Yêu cầu rất lớn trong 5 năm tới là định hướng mà chúng ta đã biểu quyết thông qua là cơ cấu lại lãi suất, phấn đấu 5 năm tới mặt bằng lãi suất giảm tương ứng với ASEAN 4, tức là giảm ít nhất 50% so với hiện nay. Nếu chúng ta không xử lý được nợ xấu thì không có cách nào để ngân hàng có thể giảm lãi suất. Nếu không ra được Nghị quyết thì dư địa giảm lãi suất là không có và vì vậy nếu thông qua nó sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề lớn cho phát triển kinh tế của đất nước.
Thông lệ quốc tế để giải quyết nợ xấu có nhiều cách, có nước dùng NSNN để xử lý nợ xấu. Họ phải chấp nhận như vậy vì nó giúp ổn định nền kinh tế, ổn định xã hội, tạo cơ hội phát triển kinh tế. Với nước ta, hiện NSNN rất khó khăn vì vậy chúng ta phải dùng cơ chế. Nhưng đã dùng cơ chế thì chúng ta phải trả giá đó là nó đưa đến vấn đề là hệ thống pháp luật không thống nhất trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ có nhiều quy định có thể trái với luật hiện hành nhưng phải chấp nhận trả giá trong giai đoạn tạm thời là 5 năm để đạt được mục tiêu cuối cùng. Đây là bài toán rất thực tế phải xử lý.