Kinh tế Mỹ tăng tốc trong quý 2, nhưng tiền lương yếu vẫn đang cản bước Fed
Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ hỗ trợ kinh tế Mỹ tăng tốc trong quý 2 |
Bộ Thương mại Mỹ hồm thứ Sáu (28/7) cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng 2,6% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên tăng trưởng GDP quý 1 đã được điều chỉnh xuống chỉ còn 1,2% từ mức tăng trưởng 1,4% như báo cáo trước đây.
Vì thế tính chung kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,9 phần trăm trong nửa đầu năm 2017 và điều đó càng khiến tăng trưởng GDP cả năm khó có thể thể đạt mức 2,5% chứ đừng nói đến mục tiêu 3% đầy tham vọng mà Tổng thống Donald Trump đề ra.
Sự tăng tốc khá nhanh của kinh tế Mỹ trong quý 2 một phần cũng nhờ chi tiêu của người tiêu dùng, vốn chiếm hơn hai phần ba kinh tế Mỹ, tăng 2,8% cao hơn nhiều mức tăng 1,9% trong quý 1.
Bên cạnh đó, đầu tư của doanh nghiệp vào máy móc thiết bị cũng tăng mạnh 8,2% trong quý 2 so với quý trước đó, mức tăng cao nhất trong gần 2 năm. Đây là mức tăng hàng quý thứ ba liên tiếp.
Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương vẫn rất chậm mặc dù thị trường lao động đã gần như đạt trạng thái việc làm đầy đủ đã làm dấy lên nỗi lo chi tiêu tiêu dùng có thể chậm lại trong quý 3. Trong một báo cáo riêng cũng được phát hành hôm thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ cho biết tiền lương chỉ tăng 0,5% trong quý 2 sau khi tăng 0,8 phần trăm trong quý đầu tiên. Còn so với cùng kỳ năm trước, tiền lương quý 2 chỉ tăng 2,3%.
“Một thị trường lao động thắt chặt sẽ gây sức ép lên tốc độ tăng lương, nhưng các nhà tuyển dụng dường như sẽ chống lại sự gia tăng nếu có thể, vì tình trạng năng suất thấp”, John Ryding, nhà kinh tế trưởng của RDQ Economics ở New York cho biết.
Trong khi đó, lạm phát đã giảm trong quý 2. Thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi (không bao gồm lương thực và năng lượng) chỉ tăng 0,9%, mức tăng thấp nhất trong hơn 2 năm, sau khi tăng 1,8% trong quý đầu tiên.
Trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng nội địa, một thước đo khác về áp lực lạm phát trong nền kinh tế, cũng chỉ tăng ở mức 0,8% trong quý 2 sau khi tăng 2,6% trong quý trước.
Sự yếu kém của lạm phát có thể khiến Fed thận trọng hơn với lộ trình thắt chặt tiền tệ của mình. Theo Alan Ruskin, người đứng đầu toàn cầu về chiến lược G10 FX tại Deutsche Bank ở New York, mặc dù sự tăng trưởng vững chắc, song áp lực tăng lương yếu ớt có thể khiến Fed mất nhiều thời gian hơn và chỉ thắt chặt một cách hết sức từ tốn.
Theo dự báo của các nhà kinh tế, Fed sẽ công bố kế hoạch bắt đầu giảm danh mục đầu tư trái phiếu Kho bạc và chứng khoán thế chấp trị giá 4,2 nghìn tỷ USD của mình vào tháng 9 tới.
Giá của kho bạc Hoa Kỳ tăng sau khi dữ liệu nhưng làm giảm lợi nhuận khi giá dầu tăng lên mức cao trong hai tháng. Đô la giảm so với một giỏ tiền tệ và chứng khoán trên phố Wall giao dịch hầu như giảm sau những mức tăng mạnh gần đây.
Tại cuộc họp chính sách tháng 7 vừa diễn ra hôm 25-26/7 mới đây, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1,00-1,25% và cho biết họ sẽ bắt đầu thu hẹp danh mục đầu tư “tương đối sớm”. Fed đã tăng lãi suất hai lần trong năm nay.