Ngân hàng vận hành đa năng hơn với Basel II
Ngân hàng trước sức ép Basel II | |
Vợi nỗi lo vốn mỏng | |
NHTM Nhà nước: Gối dựa cho tái cơ cấu |
Việt Nam đã hội nhập, cam kết mở cửa, cũng tức là chấp nhận cuộc chơi, phải tuân thủ luật chơi. Ngành NH Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đón trước vấn đề, NHNN Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động tái cơ cấu ngành để phù hợp hơn với tiến trình hội nhập, mà áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro là bước đi quan trọng nhất khẳng định quyết tâm tuân thủ cuộc chơi.
NH nào áp dụng tốt Basel II sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các NH còn lại |
Triển khai Basel II không chỉ giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực NH thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu mà còn đảm bảo rằng, các NH duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản thua lỗ, nợ xấu có thể phát sinh trong tương lai.
Một lộ trình triển khai tuân thủ Basel II đã được xác định: từ tháng 2/2016, thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II với 10 NH cho đến cuối năm 2018. Sau đó, Basel II sẽ được áp dụng tại các NH còn lại.
Đó là giới hạn về tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR), chỉ được 80-90%; hay tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) phải đảm bảo 9%; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn;… Thực hiện đúng những quy định này có nghĩa là các NH phải nắm giữ một mức vốn đủ lớn để có thể bù đắp kịp thời những rủi ro xảy ra trong tương lai.
Vì vậy, các chuyên gia ước tính, để xây dựng khung quản lý rủi ro (bao gồm chính sách, quy trình, các công cụ đo lường, theo dõi, báo cáo) và chi phí cho hệ thống công nghệ thông tin, có thể tiêu tốn khoản kinh phí không nhỏ (chừng 50 - 60 triệu USD) của NH nhưng đổi lại về lâu về dài sẽ giúp NH đó nâng cao được chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, tăng hiệu quả kinh doanh... Nên không phải NH nào cũng được NHNN chọn để triển khai thí điểm tuân thủ Basel II, mà phải trên cơ sở thực lực tốt, có tiềm lực nhất định.
Nhìn lại 10 NH thực hiện thí điểm Basel II, người ta thấy có nhiều điểm sáng. Chẳng hạn như Sacombank đã có những nền tảng cơ bản của Basel II: hệ thống quản trị rủi ro xuyên suốt từ hội sở đến khu vực, các chi nhánh, phòng giao dịch và điểm giao dịch; 3 tầng bảo vệ trong hệ thống quản trị rủi ro được vận hành một cách thông suốt.
Còn lợi thế lớn nhất của VIB chính là các thành viên HĐQT, Ban điều hành của VIB đều là những người từng công tác tại các NH quốc tế, từng được trải nghiệm triển khai ứng dụng Basel II tại các NH này. Chưa hết, VIB đã sớm tìm được cổ đông chiến lược là Common Wealth Bank of Australia (CBA) – NH bán lẻ số 1 tại Úc và là NH hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm. VIB là một trong 10 NH được NHNN lựa chọn, là nhóm NH đầu tiên để tuân thủ Basel II.
Có thể nói trong “cuộc chơi” Basel II này, với sự hỗ trợ của các chuyên gia CBA, Ban lãnh đạo VIB xác định chiến lược kinh doanh thận trọng, chủ động giảm tốc để đối phó với bất ổn ngành và bất ổn vĩ mô, từng bước chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ nhằm cân đối giữa việc đảm bảo tăng trưởng tín dụng với hệ số CAR vì theo cách tính của Basel II, hệ số này có liên hệ mật thiết với tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể hóa tầm nhìn, VIB đã xây dựng 3 trụ cột chiến lược, bao gồm: tăng trưởng doanh thu, nâng cao năng suất lao động và quản trị rủi ro là nền tảng nhằm đạt các mục tiêu là tăng trưởng – dịch vụ khách hàng vượt trội và tăng trưởng doanh thu bền vững; Năng suất lao động – gắn kết nhân viên và hiệu quả hoạt động vượt trội; Quản trị rủi ro – giảm thiểu rủi ro.
Phải nhìn nhận rằng, một hạ tầng mới hiện đại và tin cậy hơn là cơ sở không chỉ để các NH nói chung phát triển công nghệ điện toán đám mây và ảo hóa, mà nó còn giúp hiện thực hóa nhanh hơn chiến lược phát triển mạnh các dịch vụ NH công nghệ số nói chung, và hệ thống NH lõi nói riêng. Việc này giúp cho các NH có thể phát triển vượt bậc trong năm 2017, cũng như đem lại kết quả kinh doanh khả quan mà không cần phụ thuộc vào việc tăng trưởng tín dụng như mọi năm.