Quan chức Fed: Ông Trump không nên "chi tiêu" như khi kinh tế khủng hoảng
Thêm cơ sở để Fed tăng lãi suất | |
Đồng USD mạnh lên: Kẻ mừng, người lo | |
Quan chức Fed cho rằng tăng lãi suất sẽ "tương đối sớm" |
Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard |
Các ý kiến này phản ánh, trong nội bộ của Fed đang nổ ra một cuộc tranh luận về tác động của các chính sách của Chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump.
Theo đó, một số quan chức của Fed lo lắng về nguy cơ các chính sách về chi tiêu tài chính, thuế cũng như các biện pháp khác là “quá tích cực” và có thể đẩy lạm phát lên cao hơn so với sức mạnh hiện tại của nền kinh tế.
Điều đó có thể buộc Fed phải tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến, từ đó có thể làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, các quan chức cũng cho rằng, nếu các chính sách của ông Trump, nếu được thiết kế tốt có thể thúc đẩy năng suất vốn đang tụt hậu của đất nước.
Nếu các chính sách về thuế cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng được thiết kế và thực hiện đúng “có thể có một số tác động (tích cực)... nếu họ chủ yếu hướng tới việc cải thiện tăng trưởng năng suất trong trung hạn của Mỹ”, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cho biết.
Nhưng “những chính sách này không nên được xem như là biện pháp phản chu kỳ (countercyclical)” Bullard cho biết. “Nền kinh tế hiện nay không trong tình trạng suy thoái”.
“Kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng là tuyệt vời, đó sẽ là điều tốt”, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans cũng cho biết tại Chicago. “Tôi nghĩ chính sách thuế doanh nghiệp hợp lý cũng sẽ là một cải tiến lớn”. Tuy nhiên, ông cũng đồng ý rằng “không cần phải kích thích kinh tế” khi mà hiện tỷ lệ thất nghiệp đã quá thấp.
Các quan chức Fed thường miễn cưỡng đưa ra lời khuyên cụ thể cho các viên chức dân cử, những người thiết lập các mức chi tiêu và nợ của chính phủ, một phần cũng để bảo vệ sự độc lập chính trị của mình.
Nhưng trong những tháng gần đây, họ đã trở nên hăng hái hơn về đề tài này. Họ cảm thấy chính sách tài khóa trong những năm đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 không đồng bộ với những gì mà đất nước cần. Chính sách là quá chặt chẽ tại thời điểm đất nước cần, và khi Fed đã nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đi lên, chính sách tài chính lại được tăng cường.
Chiến thắng của ông Trump, cùng với việc đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện và Thượng viện, đã biến cuộc tranh luận trở thành một đề tài hàng đầu. Đó là các quan chức được bầu có thể đẩy mạnh kích thích kinh tế tại thời điểm khi Fed bắt đầu tăng lãi suất và nền kinh tế đang tiền gần đến trạng thái đầy đủ việc làm.
Tuy nhiên, thế lưỡng nan này sẽ được giải quyết, theo đề nghị của các quan chức Fed, nếu các chính sách của chính quyền mới của tập trung vào việc vực dậy tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế, và không chi tiền cho những gì không đáng chi.
“Nếu bạn vốn công ở nơi có thể cải thiện năng suất và bạn sẽ có một triển vọng tăng trưởng cao hơn”, Bullard cho biết trong bình luận.
Trong bài phát biểu tại New York, Phó Chủ tịch Fed kiêm Chủ tịch Fed New York William Dudley cũng đề nghị Quốc hội và chính quyền mới thiết lập các quy tắc có thể giúp hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng tiếp theo (trong tương lai) bằng các chương trình tự động tăng chi tiêu trong suy thoái.
Chính sách ổn định tự động như vậy “sẽ nhanh chóng hỗ trợ thu nhập”, Dudley nói, qua đó “khiến người lao động không phải sợ hãi mất việc làm, và các doanh nghiệp sẽ ít lo ngại rằng nhu cầu đối với sản phẩm của họ có thể sụt giảm chóng mặt”.