Đồng USD mạnh lên: Kẻ mừng, người lo
Đồng USD tăng mạnh khiến không ít người mừng và cũng lắm kẻ lo |
Sau quãng thời gian khá dài nỗ lực làm yếu đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu và thúc đẩy lạm phát, NHTW ở nhiều nền kinh tế phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản và Australia – đã được Fed làm hộ.
Trong khi đó, đối với các nền kinh tế mới nổi như Malaysia và Indonesia, việc đồng nội tệ giảm mạnh lạ có thể gây ra sự mất cân bằng kinh tế, bao gồm cả tăng nợ, cũng như rủi ro lạm phát và suy giảm dự trữ ngoại hối.
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng đã thúc đẩy kỳ vọng các chính sách kinh tế của ông sẽ khiến lạm phát cao hơn qua đó đẩy lãi suất tại Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến. Hiện thị trường đăng đặt cược một cơ hội tới 100% là Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 12 tới, cao hơn nhiều mức 68% hồi đầu tháng này. Điều đó cũng có nghĩa áp lực đối với nhiều NHTW châu Á là chưa sớm mất đi.
Krystal Tan, một nhà kinh tế của Capital Economics Ltd tại Singapore cho biết, hiện các NHTW châu Á có thể được tạm chia thành 2 phe khi nói đến một đồng đôla mạnh hơn, với khá nhiều trong số đó ủng hộ đồng nội tệ yếu để hỗ trợ xuất khẩu.
“Các quốc gia có nợ nước ngoài thấp sẽ hạnh phúc hơn khi đồng nội tệ yếu hơn”, cô nói với Bloomberg qua điện thoại. Đối với nhiều NHTW châu Á khác lại “không muốn gây mất ổn định thị trường ngoại hối, nhưng vẫn muốn tăng khả năng cạnh tranh nếu có thể”, cô nói.
Trong khi nhiều nhà kinh tế khác và các nhà ngân hàng trung ương là đưa ra 3 quan điểm về sức mạnh của đồng bạc xanh.
Kẻ mừng…
Ngân hàng Dự trữ New Zealand từ lâu đã lo ngại về việc đồng nội tệ quá mạnh costheer gây ra tình trạng giảm phát. Hồi đầu tháng này, Trợ lý Thống đốc John McDermott cho biết, NHTW nước này “lo lắng” về tác động của đồng đôla New Zealand (NZD) mạnh và sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa nếu cần thiết. Lạm phát tại xứ sở kiwwi đã rơi xuống đáy trong khoảng mục tiêu từ 1-3% mà Ngân hàng Dự trữ New Zealand đề ra.
Trong khi đó, đồng đôla Úc sau khi giảm 25% phần trăm trong 3 năm qua đã hồi sinh nhanh trở lại trong thời gian gần đây là một mối quan tâm của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA). Trong bối cảnh nước Úc đang cố gắng chuyển đổi nền kinh tế từ chỗ phụ thuộc vào khai thác sang xuất khẩu dịch vụ, việc đồng nội tệ suy yếu là một trợ lực không nhỏ. Nhưng trong 6 tháng qua, RBA đã phải nhiều lần than phiền trong các báo cáo của mình rằng đồng nội tệ tăng giá có thể khiến mọi thứ trở nên “phức tạp”.
Rất ít người có thể nghĩ rằng NHTW Nhật Bản (BOJ) có thể can thiệp để ngăn đà rơi của đồng nội tệ. Bởi chương trình mua vào tài sản khổng lồ của BOJ cũng là nhằm mục tiêu thúc đẩy lạm phát, làm suy yêu đồng yên để hỗ trợ xuất khẩu. “Nhật Bản là NHTW duy nhất tỏ ra “hài lòng” với việc đồng đôla mạnh hơn, bởi vì về cơ bản điều đó có nghĩa Fed đang làm thay công việc của họ”, Mary Nicola - một nhà chiến lược của Aviva Investors Asia Ltd tại Singapore cho biết. “Họ (BOJ) đã chờ đợi điều này trong một thời gian dài”.
Đối với Hàn Quốc, một đồng tiền mạnh cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu ôtô và các sản phẩm điện tử nên việc đồng won yếu đi cũng mang lại một số lợi ích. Nhưng lợi ích là không rõ ràng, kể từ khi đồng tiền của các đối thủ xuất khẩu như Nhật Bản và Trung Quốc cũng giảm mạnh, Toru Nishihama - một nhà kinh tế thị trường mới nổi của Dai-ichi Life Research Institute Inc tại Tokyo cho biết. “Họ có thể can thiệp để làm dịu biến động của thị trường, nhưng họ vẫn muốn đồng won suy yếu trên cơ sở tỷ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa (NEER) để tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu”, ông nói. Triển vọng cũng rất phức tạp do những rủi ro chính trị gia tăng sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết sẵn sàng từ chức.
Thái Lan cũng được nhìn thấy là ủng hộ một baht yếu để hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp và họ có đủ khả năng để thực hiện nhờ lượng dự trữ ngoại hối khá lớn. NHTW và các quan chức Chính phủ đã bày tỏ lo ngại về sức mạnh của đồng nội tệ và bất chấp sự sụt giảm gần đây, tính từ đầu năm đến nay, đồng baht vẫn tăng 1,1% so với USD. “Thái Lan có đủ khả năng chịu dựng việc đồng nội tệ suy yếu để hỗ trợ xuất khẩu – vốn chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế”, Nishihama Dai-ichi nói. “Với mức tiêu thụ trong nước và nền kinh tế còn chậm, lạm phát không phải là thực sự là một mối đe dọa với Thái Lan”.
…người lo…
Trong khi đó tại Malaysia, sự mất giá nhanh chóng của đồng ringgit có thể là điều không mong muốn đối với Chính phủ và là mội quan tâm của NHTW nước này, Julian Wee - chiến lược gia thị trường cao cấp của National Australia Bank Ltd tại Singapore cho biết. “Tăng trưởng đang giảm sút và có thể có một số rủi ro nếu đồng ringgit suy yếu mạnh, điều đó có thể gây áp lực buộc chính phủ phải can thiệp để ngăn chặn”, ông nói. “Nó không chỉ là hình thức, nó cũng là một thực tế rằng đồng ringgit yếu hơn có thể thúc đẩy lạm phát cao hơn”.
Hiện NHTW Malaysia đã kiểm soát chặt các giao dịch ở nước ngoài của đồng nội tệ để làm chậm lại đã rơi của đồng ringgit. Và trong khi các quốc gia Đông Nam Á khác đã tận dụng thời kỳ lãi suất thấp của Mỹ để tăng dự trữ ngoại hối, thì vùng đệm của Malaysia chỉ thay đổi ít so với thập kỷ trước và vẫn trong vị trí dễ bị tổn thương.
Tại Indonesia, NHTW nước này có thể lo lắng nhiều hơn Thái Lan về việc đồng nội tệ suy yếu, nhưng không nhiều như ở Malaysia, Nishihama cho biết. Trong khi thời gian qua các nhà hoạch định chính sách đã có nhiều giải pháp quyết lệt để thúc đẩy nền kinh tế như cắt giảm lãi suất 6 lần, thì sự sụt giảm nhanh chóng đồng nội tệ có thể “hồi sinh áp lực lạm phát”, ông nói. NHTW Indonesia hồi tuần trước cho biết vẫn tiếp tục tìm cách van thiệp thị trường tiền tệ để giảm biến động và với mức hiện tại, đồng rupiah đang được định giá quá thấp.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) vốn đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính sách mà họ gọi là “bần cùng hóa láng giềng”, khi mà các NHTW “đánh cắp” thương mại của các nước khác bằng cách giữ cho đồng tiền của mình yếu một cách giả tạo. Bởi vậy, trng bối cảnh các đồng tiền châu Á khác đang suy yếu, đồng đôla mạnh hơn có thể không khiến RBI lo lắng quá nhiều. Nhưng nó được cảnh báo là sẽ thúc đẩy lạm phát, theo Trinh Nguyen - một nhà kinh tế của Natixis SA tại Hồng Kông.
Sự sụt giảm mạnh của đồng rupee – đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong tuần trước - có nguy cơ làm tăng giá dầu mỏ nhập khẩu dầu và là một vấn đề các nhà hoạch định chính sách tiền tệ nước này phải vật lộn trong cuộc họp bàn về lãi suất vào tuần tới.
… và những đắn đo
Trong khi việc đồng nhân dân tệ yếu hơn có thể giúp đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc, thì nó cũng có thể khiến dòng vốn chảy nhanh hơn khỏi nước này. Các nhà chức trách Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy nhân dân tệ sau khi nó rơi xuống thấp nhất 8 năm so với đồng USD trong tuần trước. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Yi Gang cho biết vào ngày Chủ nhật vừa qua rằng, Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ “rất dồi dào” và đồng nhân dân tệ vẫn mạnh so với các đồng tiền mà PBoC sử dụng để thiết lập tỷ giá hối đoái. “Dòng vốn sẽ chảy về nước khi nền kinh tế hồi phục và môi trường kinh doanh cải thiện”, ông nói.