Quyền xử lý tài sản bảo đảm: Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị

12:00 | 14/12/2016 Quyền xử lý TSBĐ của các TCTD
aa
Thế chấp tài sản là việc bên bảo đảm dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho một nghĩa vụ dân sự. Khi nghĩa vụ dân sự được đảm bảo không thực hiện theo cam kết, thì tài sản bảo đảm được xử lý để thực hiện nghĩa vụ. 
Quyền xử lý tài sản bảo đảm: Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
Ảnh minh họa

Trong hoạt động tín dụng, thế chấp tài sản được xem là biện pháp quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, đây là nguồn thu thứ hai để có thể thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi của khoản nợ.

Trong thực tế, khi phát sinh nợ xấu phần lớn khách hàng vay khó khăn về tài chính, thậm chí ngừng hoạt động, giải thể, phá sản nên việc xử lý tài sản bảo đảm có tính quyết định trong việc thu hồi để giảm tỷ lệ nợ xấu cho mỗi TCTD nói riêng, nền kinh tế nói chung.

Để xử lý tài sản có hiệu quả, vấn đề quyền xử lý tài sản của TCTD - bên nhận bảo đảm là một trong những yếu tố có tính quyết định. Thực tế hiện nay quyền xử lý tài sản bảo đảm bảo của TCTD bị hạn chế, thậm chí bị vi phạm dẫn đến việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Quyền xử lý tài sản của TCTD không được đảm bảo, không được bảo vệ theo những nguyên tắc của Bộ luật dân sự.

Qua thực tế xử lý tài sản bảo đảm, bài viết sẽ nêu một số hạn chế về quyền xử lý tài sản phát sinh tại Agribank, nguyên nhân và kiến nghị đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện đầy đủ quyền xử tài sản của các TCTD.

1. Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện quyền xử lý tài sản

Một là: Khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản

Theo quy định pháp luật, TCTD - người nhận bảo đảm là người xử lý tài sản được quyền thu giữ tài sản để xử lý tài sản bảo đảm. Theo điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN ngày 06 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản có quy định: Người giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản, hết thời hạn theo thông báo bên giữ tài sản không giao tài sản người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Người xử lý tài sản có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan công an áp dụng các biện pháp để thực hiện quyền thu giữ.

Quy định là như vậy nhưng trên thực tế phần lớn việc thu giữ tài sản bảo đảm tổ chức tín dụng không thực hiện được quyền trên khi bên bảo đảm không hợp tác, chống đối. Nhiều trường hợp giao lại cho bên bảo đảm khai thác và sử dụng tài sản bảo đảm khi đấu giá tài sản thành công, bên giữ tài sản chống đối, cản trở không bàn giao tài sản bảo đảm.

Không thu giữ tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng không xử lý được tài sản, thậm chí tổ chức tín dụng có nguy cơ vi phạm hợp đồng bán tài sản trong trường hợp đã bán tài sản nhưng bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản cho bên mua tài sản.

Không thực hiện được quyền thu giữ tài sản, tổ chức tín dụng không xử lý được tài sản theo nguyên tắc thỏa thuận quy định tại Bộ luật dân sự và thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm. Tổ chức tín dụng buộc phải khởi kiện - thực hiện theo con đường tố tụng, thi hành án.

Hai là: Khó khăn trong việc thực hiện quyền định giá khi xử lý tài sản

Định giá, giá bán khi xử lý tài sản cũng là việc ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý tài sản, ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Mong muốn của các TCTD là xử lý tài sản bảo đảm nhanh với số tiền thu nợ từ xử lý tài sản cao nhất. Trong thực hiện xử lý tài sản có 2 trường hợp xảy ra trái ngược nhau không như mong muốn của TCTD: Định giá bán (giá khởi điểm khi đấu giá) quá cao để kéo dài việc bán tài sản; ngược lại định giá bán (giá khởi điểm khi đấu giá) quá thấp gây thiệt hại cho ngân hàng.

Tại Agribank: Xử lý tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Uy Đạt qua thi hành án (Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương), đấu giá thi hành án lần đầu từ tháng 2/2011 với giá khởi điểm 73.395.600.000 đồng, sau 16 phiên đấu giá, tháng 10 năm 2016 đấu giá thành công ngân hàng thu nợ được 12.000.000 đồng. Xử lý tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Thông qua thi hành án (Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Chánh-TP. HCM), đấu giá thi hành án lần đầu từ tháng 2/2012 với giá khởi điểm 385.000.000 đồng, sau phiên 11 đấu giá, giá khởi điểm xuống 85.041.000 đồng chưa có người mua.

Giá khởi điểm đấu giá quá cao, thời gian đấu giá kéo dài. Trong khi bên bảo đảm vẫn khai thác và hưởng lợi từ tài sản hàng tỷ đồng hàng tháng (ngân hàng không thể quản lý/quản lý triệt để hết được), trong khi đó giá trị tài sản suy giảm, chi phí vốn, chi phí xử lý tài sản tăng.

Quy định và quá trình thực hiện có nhiều kẽ hở để việc về xác định giá bán (giá khởi điểm khi đấu giá) không sát giá thị trường gây thiệt hại cho TCTD. Theo quy định tại điều 10 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN, trường hợp không thỏa thuận được giá bán tài sản thì bên bảo đảm có quyền chỉ định tổ chức có chức năng thẩm định giá.

Theo quy định về luật thi hành án, trường hợp bên được thi hành án và bên có tài sản thi hành án không thỏa thuận được giá khởi điểm đấu giá tài sản thì cơ quan thi hành án được quyền chỉ định tổ chức có chức năng thẩm định giá. Như vậy TCTD gần như không có quyền gì về giá bán tài sản bảo đảm. Trong khi đó thực tế độ tin cậy của giá được thẩm định không cao, từ ví dụ cụ thể sau hơn 4 năm đấu giá thành công với giá bán chỉ bằng 15 đến 20% định giá lần đầu đã minh chứng điều đó.

Ba là: Khó khăn trong việc thực hiện quyền chuyển nhượng khi xử lý tài sản

Khâu cuối cùng của bán tài sản, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ là thanh toán tiền chuyển nhượng tài sản và thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua. Theo quy định thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho bên mua được thực hiện ngay cả khi bên bảo đảm không hợp tác.

Cụ thể Điều 70 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN quy định trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì bên nhận bảo đảm được quyền ký ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu đó nhưng trong hồ sơ chuyển quyền phải bổ sung 01 bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trong thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thực hiện nếu không có sự hợp tác của bên bảo đảm ký hợp đồng chuyển nhượng. Thậm chí cả những trường hợp bên bảo đảm đã chết, không có di chúc về tài sản thì phải được người thừa kế theo pháp luật ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản!

Các quyền của TCTD bị hạn chế, bị vi phạm TCTD đã không được bảo vệ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm và nguyên tắc của Bộ luật dân sự. Khi đó buộc TCTD phải đi theo con đường “trần ai” đó là tố tụng, thi hành án. Trong phạm vi bài viết nay không đề cấp tiếp những hạn chế quyền xử lý tài sản khi đi theo “con đường đó”.

2. Nguyên nhân hạn chế quyền xử lý tài sản của TCTD

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế, vi phạm quyền xử lý tài sản bảo đảm của TCTD, xuất phát từ các hạn chế, khó khăn nêu tại bài viết này xin đề cấp ba nguyên nhân: Hành lang pháp lý về xử lý tài sản, tổ chức thực hiện và nguyên nhân từ phía TCTD.

Thứ nhất: Hành lang pháp lý về xử lý tài sản

Mặc dù những năm gần đây đã có nhiều cố gắng nhưng các quy định về xử lý tài sản nói chung và quy định về quyền xử lý tài sản của TCTD còn nhiều hạn chế. Tóm lược lại là vừa thiếu, không cụ thể, còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau.

Thực hiện quyền thu giữ có quy định trách nhiệm của cơ quan công an tại địa phương thu giữ tài sản nhưng không có hướng dẫn cụ thể và chế tài bắt buộc nên thực tế cơ quan công an cho rằng họ không có trách nhiệm khi TCTD yêu cầu. Thông tư liên tịch 16 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm không có Bộ công an tham gia ban hành.

Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN, TCTD được quyền thực hiện chuyển nhượng kể cả khi bên bảo đảm không hợp tác, tuy nhiên các quy định khác có liên quan (như quy định về chuyển quyền sử dụng đất) quy định phải có chữ ký của chủ tài sản nên các cơ quan có thẩm quyền không thực hiện theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN.

Bộ luật dân sự đặc biệt Bộ luật dân sự năm 2015 (có hiệu lực 01/01/2017) rất đề cao tính tự nguyện, thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự không hướng dẫn cụ thể dẫn đến bị lợi dụng nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận trong giao dịch cũng như trong tố tụng dân sự làm phát sinh các vụ kiện dân sự, quá trình tố tụng kéo dài gây tổn phí và không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các TCTD.

Thứ hai: Hạn chế trong giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản của các tổ chức, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước có liên quan

Xuất phát từ hạn chế của quy định pháp luật về bảo đảm tài sản nói riêng và quy định của pháp luật có liên quan nói chung, nên có cách hiểu, cách làm khác nhau, thậm chí cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Nhưng, chưa có chế tài xử lý vi phạm nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn, vi phạm quyền xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD.

Hợp đồng bảo đảm đã được cơ quan công chứng xác nhận khi bị tuyên vô hiệu, gây thiệt hại cho TCTD nhưng không được cơ quan công chứng bồi thường thiệt hại.

Giá bán tài sản (bán liên tục) chỉ bằng 20% giá của đơn vị thẩm định giá, tổ chức thẩm định giá, cơ quan thuê thẩm định giá không chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá.

Cơ quan thi hành án đình chỉ thi hành án không đúng quy định, gây thiệt hại cho TCTD không phải bồi thường.

Thứ ba: Nguyên nhân về phía các TCTD

Chưa phát huy quyền xử lý tài sản cũng có nguyên nhân từ các TCTD, chưa tận dụng hết nguyên tắc tự nguyện, nguyên tắc thỏa thuận trong Bộ luật dân sự và quy định pháp luật có liên quan. Cụ thể:

a) Thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo đảm còn chung chung, không cụ thể, không nêu chế tài khi vi phạm. Xử lý tài sản là nội dung rất quan trọng của hợp đồng bảo đảm nhưng thường rất sơ sài, không cụ thể. Hợp đồng chỉ nêu bên nhận bảo đảm bảo được quyền quyết định một trong các phương thức xử lý sau (các phương thức được nêu trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP). Quy định pháp luật nêu nhiều phương thức xử lý tài sản nhưng trong hợp đồng phải lựa chọn và thỏa thuận một phương thức (tất nhiên trong quá trình thực hiện có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung). Khi lựa chọn phương thức xử lý phải nêu thật cụ thể về xử lý tài sản.

Ví dụ: Phải thỏa thuận thu giữ tài sản như thế nào, việc xác định giá bán/giá khởi điểm như thế nào, việc thuê tổ chức thẩm định giá/đấu giá tài sản, việc bàn giao tài sản, cần thiết có thể ủy quyền cho TCTD bán tài sản khi vi phạp hợp đồng tín dụng ngay khi ký hợp đồng bảo đảm.

Đặc biệt cần quy định rõ chế tài vi phạm (Khoản 4 Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường).

Hợp đồng càng chi tiết, càng cụ thể sẽ hạn chế tranh chấp, nếu có tranh chấp TCTD sẽ có đủ căn cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

b) TCTD chưa mạnh dạn trong việc nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ. Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là nhận tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ, theo quy định tại luật thi hành án dân sự, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN sau khi bán đấu giá/hạ giá 3 lần trở lên TCTD được nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ.

Tại khoản 3 Điều 132 Luật Các TCTD năm 2011 quy định TCTD được nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, TCTD phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định.

Nắm giữ tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng quyền chủ động xử lý tài sản và xử lý tài sản có hiệu quan, tuy nhiên phương thức này còn ít được sử dụng.

3. Giải pháp, kiến nghị để đảm bảo quyền xử lý tài sản của các TCTD

Như đã trình bày nguyên nhân chính gây khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm nói chung và hạn chế quyền xử lý tài sản nói riêng là cơ chế về xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập. Việc ban hành, sửa đổi, bổ quy định về xử lý tài sản và quy định về chế tài đối với vi phạm trong xử lý tài sản bảo đảm sẽ cởi nút thắt trong xử lý nợ xấu của các TCTD hiện nay. Cụ thể:

Cần ban hành luật về xử lý nợ của các TCTD trong một giải đoạn nhất định. Trường hợp không ban hành luật có thể ban hành Nghị quyết của Quốc hội hoặc thông tư liên tịch về xử lý nợ của các TCTD có tham gia của các bộ, ngành có liên quan.

Sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định phải cụ thể hóa Bộ luật dân sự năm 2015 và phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

Agribank
Nguồn:

Các tin khác

Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thi hành án dân sự liên quan đến xử lý TSBĐ của các TCTD

Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thi hành án dân sự liên quan đến xử lý TSBĐ của các TCTD 1

Trong những năm gần đây, công tác xử lý thu hồi nợ của Vietcombank đã được đẩy mạnh, từ đó việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) thông qua khởi kiện, yêu cầu thi hành án tại Vietcombank đã tăng lên đáng kể. 
Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định của bộ luật dân sự Nhật Bản

Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định của bộ luật dân sự Nhật Bản

Bảo lãnh bằng tài sản là hình thức áp dụng phổ biến ở Nhật Bản trong quan hệ tín dụng bên cạnh bảo lãnh bằng uy tín dễ dàng thực hiện. Trong bảo lãnh bằng tài sản, người bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện cam kết bảo lãnh khi người được bảo lãnh là con nợ không hoàn trả được khoản vay.
Vướng mắc của các TCTD trong hoạt động thu giữ TSBĐ để thu nợ

Vướng mắc của các TCTD trong hoạt động thu giữ TSBĐ để thu nợ 1

Mức độ ảnh hưởng nợ xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và giải pháp xử lý nợ xấu vẫn đang là đề tài “nóng” của Chính phủ và các tổ chức tín dụng (TCTD). Nhận diện được tình hình, từ năm 2012 đến nay, Hội đồng quản trị Techcombank đã có những chính sách xử lý nợ rất quyết liệt: ngoài việc phối hợp với VAMC, quan trọng vẫn phải là các biện pháp tự xử lý nợ xấu. 
Pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD: Vai trò đối với DN và nền kinh tế

Pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD: Vai trò đối với DN và nền kinh tế

Các bất cập của hệ thống pháp luật và các vướng mắc nảy sinh trong việc thi hành các quy định pháp luật làm cho cơ chế bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của TCTD hoạt động kém hiệu quả...
Những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu

Những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu

Nhiều trường hợp chủ tài sản cố tình tạo tranh chấp dẫn đến việc Cơ quan thi hành án dân sự phải hướng dẫn các đương sự khởi kiện vụ án dân sự để giải quyết tranh chấp và việc thi hành án bị tạm hoãn
Đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật

Đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật

Xử lý TSBĐ của TCTD vốn đã khó, lại còn khó khăn hơn trong những trường hợp “đặc biệt”
Khó khăn vướng mắc khi TCTD xử lý tài sản bảo đảm

Khó khăn vướng mắc khi TCTD xử lý tài sản bảo đảm

Cần quy định chế tài rất cụ thể đối với việc chây ỳ, không bàn giao TSBĐ của bên thế chấp, bên quản lý tài sản đồng thời cho phép các cơ quan Thi hành án được tổ chức cưỡng chế bàn giao TSBĐ cho bên trúng đấu giá khi hoàn tất việc đấu giá tài sản theo quy định.
Các vướng mắc phát sinh từ thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm và kiến nghị

Các vướng mắc phát sinh từ thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm và kiến nghị

Các TCTD đối mặt với rủi ro mất TSBĐ nếu Tòa án có quan điểm Hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản của bên thứ ba là không đúng quy định của Bộ luật Dân sự và tuyên hợp đồng này vô hiệu.
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD

Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD

Quy định tại Điều 20a Nghị định 163 gây khó khăn cho TCTD trong việc quản lý tài sản, tạo cơ hội cho bên bảo đảm thực hiện hành vi tẩu tán, chuyển nhượng bất hợp pháp TSBĐ...
Quyền xử lý TSBĐ, hiện trạng và những khó khăn trong quá trình xử lý

Quyền xử lý TSBĐ, hiện trạng và những khó khăn trong quá trình xử lý

Cơ quan thi hành án cấp trên và Viện Kiểm sát cần giám sát chặt chẽ việc thi hành những bản án có điều kiện thi hành đúng thời gian quy định. Tránh tình trạng kéo dài việc thi hành bản án như hiện nay sẽ dẫn đến tiêu cực trong trong quá trình thực hiện.
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD

Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD

Cần tập trung tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có điều kiện thi hành của các TCTD. Việc thi hành án có hiệu quả sẽ giúp làm giảm thực chất nợ xấu của TCTD.
Khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD

Khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD

Để việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng, mang lại lợi ích cho TCTD, bên bảo đảm, khách hàng vay và nền kinh tế thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, đồng thời cần sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ...
TCTD và khó khăn vướng mắc trong quá trình nhận TSBĐ là nhà ở

TCTD và khó khăn vướng mắc trong quá trình nhận TSBĐ là nhà ở

Trong quá trình nhận tài sản bảo đảm (TSBĐ) là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, quyền tài sản liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các tổ chức tín dụng (TCTD) phát sinh một số vướng mắc như sau:
Gian nan hành trình xử lý tài sản bảo đảm (Kỳ 3)

Gian nan hành trình xử lý tài sản bảo đảm (Kỳ 3)

TCTD phải tìm được địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Lợi dụng quy định này nhiều khách hàng - đối tượng phải THA đã… trốn thật kỹ.
Tổng quan pháp luật về quyền xử lý tài sản bảo đảm của TCTD

Tổng quan pháp luật về quyền xử lý tài sản bảo đảm của TCTD

Tín dụng ngân hàng luôn là một kênh cung cấp nguồn vốn tín dụng quan trọng cho DN và nền kinh tế. Do đó, việc đảm bảo các giải pháp tăng cường hiệu quả của các nguồn vốn tín dụng ngân hàng là rất cần thiết. 
Xem thêm
Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng

Tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng

Ngày 15/4/2024, NHNN đã có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng, đồng thời có văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các TCTD, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện các nhiệm vụ.
Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Xây dựng liên kết chuỗi và nắm bắt cơ hội trong chuỗi giá trị là những chủ đề chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”, do Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức ngày 11/4.
Gia hạn thông tư 02: “Liều thuốc bổ” trợ lực doanh nghiệp

Gia hạn thông tư 02: “Liều thuốc bổ” trợ lực doanh nghiệp

Được triển khai từ tháng 4/2023, Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đã thực sự phát huy được hiệu quả.
Thủ tướng chính thức đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 - 1/5

Thủ tướng chính thức đồng ý nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 - 1/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 thông qua việc hoán đổi ngày làm việc.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
nganh ngan hang thuc day tang truong tin dung nam 2024

Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024

Ngày 20/2/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
thong doc nguyen thi hong thap tung thu tuong tham du hoi nghi thuong nien lan thu 54 wef davos 2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 WEF Davos 2024

Từ ngày 16-23/1/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania.
ngan hang hop tac xa viet nam trien khai nhiem vu nam 2024

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 15 21012024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 15-21/01/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; Từ ngày 16 đến 18/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham gia Đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên năm 2024 tại Davos, Thụy Sỹ; Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2023-2028…
cic tru co t quan tro ng cu a co so ha ta ng ta i chi nh quo c gia

CIC - Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 16/1/2024, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức “Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
hoi nghi trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/1/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
dam bao an ninh an toan trong hoat dong thanh toan

Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán

Ngày 9/1/2024, tại Hà Nội, NHNN tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN chủ trì Hội nghị.
trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 3/1/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì Họp báo.
nhieu rui ro khi luot song vang

Nhiều rủi ro khi lướt sóng vàng

Trong những ngày vừa qua, giá vàng thế giới liên tục tăng và thiết lập kỷ lục mới, kéo giá vàng trong nước tăng cao, khiến cho đầu tư vào loại tài sản này trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo, nhà đầu tư nên hết sức thận trọng khi “lướt sóng” vàng lúc này bởi có rất nhiều rủi ro, giá vàng sẽ sớm giảm và nhà đầu tư sẽ bị lỗ.
TP. Hồ Chí Minh: Thông tin rộng rãi việc bảo vệ tài khoản trước những chiêu trò lừa đảo

TP. Hồ Chí Minh: Thông tin rộng rãi việc bảo vệ tài khoản trước những chiêu trò lừa đảo

Ngày 11/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh có công văn gửi các sở, ban, ngành và chính quyền quận huyện, thành phố phối hợp với ngành ngân hàng cung cấp thông tin cảnh báo đến toàn dân thận trọng trước các thủ đoạn lừa đảo qua giao dịch ngân hàng.
NHNN Hòa Bình đẩy mạnh phối hợp công tác trên địa bàn huyện Lương Sơn

NHNN Hòa Bình đẩy mạnh phối hợp công tác trên địa bàn huyện Lương Sơn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn tổ chức Hội nghị phối hợp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn huyện.
Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng

Quảng Nam nỗ lực kích cầu tín dụng

Ngay từ đầu năm 2024, ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Nam đã cấp bách triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi chính thức nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải Sao Khuê 2024.
Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Mở ra một không gian sống xa hoa, nơi sự sang trọng và tiện nghi hòa quyện một cách hoàn hảo, Vinhomes Royal Island gợi nhắc tới các đảo thượng lưu nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt tiện ích độc bản được thiết kế riêng cho giới nhà giàu trong và ngoài nước.
Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Với người trẻ, phong cách cá nhân không chỉ đơn giản là outfit chất lừ mà còn là thói quen chăm sóc sức khỏe như cách thanh lọc cơ thể để luôn tươi mát, “xinh yêu” hơn mỗi ngày, đó là “tấm gương” phản chiếu gu sống cực chất của người trẻ.
Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam

Vinmec ra mắt VinCare PRIMÉ – mô hình quản lý sức khỏe cho giới thượng lưu đầu tiên tại Việt Nam

Hà Nội, ngày 20/3/2024, Hệ thống Y tế Vinmec công bố ra mắt VinCare PRIMÉ với những đặc quyền chăm sóc y tế đẳng cấp thế giới. Đây là mô hình quản lý sức khỏe cá nhân “một điểm chạm” đầu tiên tại Việt Nam, tiên phong mở đường cho kỷ nguyên chăm sóc sức khỏe bền vững và bài bản.
BAOVIET Bank: Quý I/2024, tổng tài sản tăng trưởng 17% so với cùng kỳ

BAOVIET Bank: Quý I/2024, tổng tài sản tăng trưởng 17% so với cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với một số chỉ tiêu tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
VMG eID và VMG Bio-2345 - ‘trợ thủ’ bảo vệ tài khoản ngân hàng

VMG eID và VMG Bio-2345 - ‘trợ thủ’ bảo vệ tài khoản ngân hàng

Công ty Cổ phần Truyền thông VMG cung cấp bộ giải pháp VMG eID và VMG Bio-2345 nhằm ngăn chặn hành vi kẻ gian rút số tiền lớn khỏi tài khoản của khách hàng ngay cả khi đã chiếm quyền điện thoại; hỗ trợ cơ quan an ninh truy vết đối tượng lừa đảo trên mạng; ngăn chặn, truy vết đối tượng lừa đảo trên môi trường số.
Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Nắm bắt “cơ hội vàng” tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi, nhu cầu vay vốn thúc đẩy sản xuất - kinh doanh ngày càng tăng, khách hàng vay vẫn phải tính toán tài chính kỹ lưỡng, thì lãi suất thấp, cạnh tranh là yếu tố tiên quyết trong quyết định vay vốn. Thấu hiểu điều đó, TPBank liên tục tung ra các gói tín dụng ưu đãi như một cách chia sẻ, giảm bớt áp lực tài chính thiết thực nhất dành cho khách hàng.
TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%

TPBank tung gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%

Từ tháng 4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng mới vay kinh doanh lần đầu tại TPBank, lãi suất chỉ từ 4,5%.
Trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay

Trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay

Thông qua hợp tác với Garmin Việt Nam, Techcombank mong muốn mang đến cho khách hàng đa dạng các hình thức thanh toán không tiền mặt, hướng đến phong cách sống khỏe, thời thượng, văn minh.
Ngân hàng NCB chuyển đổi số hướng tới trải nghiệm người dùng

Ngân hàng NCB chuyển đổi số hướng tới trải nghiệm người dùng

Ngày 9/4, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã chính thức ký kết hợp tác triển khai Giải pháp Điện toán Đám mây và Hệ thống Quản trị Dữ liệu Tập trung trên nền tảng Google Cloud với hai đối tác công nghệ hàng đầu CMC Telecom và LUMIQ.
Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo

Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo

Để tiện lợi và không làm gián đoạn cuộc sống, người dân 63 tỉnh thành vẫn có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện hàng tháng trên MoMo
HDBank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao

HDBank chia cổ tức 25%, đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với phương án chia cổ tức 2023 lên đến 25%, gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 đạt 15.852 tỷ đồng, tăng 22%, và dự kiến cổ tức năm 2024 đạt tới 30% (tối đa 15% tiền mặt).
Phiên bản di động