Sẽ kiểm soát chặt nhập khẩu công nghệ qua sử dụng
Chung tay ứng phó với biến động thị trường | |
Giải ngân 3,88 tỷ USD vốn FDI trong quý đầu năm | |
Đẩy mạnh XNK hai chiều Việt – Nhật |
Những năm gần đây, việc kiểm soát nhập khẩu công nghệ tại các dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, Luật Xây dựng năm 2014 với mục tiêu ngăn ngừa nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư.
Ngăn ngừa nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư |
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, trong thời gian từ 2011 đến nay, bộ đã tham gia, có ý kiến về công nghệ đối với 165 dự án đầu tư, trong đó có 74 dự án đầu tư nước ngoài. Nhiều dự án đầu tư trong các lĩnh vực: Dầu khí, công nghệ thông tin, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, sinh học đã chuyển giao các công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017, có 115 hợp đồng chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, với tổng giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký ước tính khoảng 447.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Samsung thực hiện năm 2017 có tổng giá trị khoảng 323.000 tỷ đồng.
Thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế đã tăng mức phát triển: Dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may... Điều này đã góp phần thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật - công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế.
Để hoàn thiện hành lang pháp lý, bù lấp các khoảng trống giám sát, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 đã dành một Chương quy định về công tác này. Trong đó bổ sung các quy định như: Mở rộng đối tượng dự án đầu tư cần phải thẩm định/có ý kiến về công nghệ trong từng giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư; biện pháp quản lý đối với trường hợp chủ đầu tư điều chỉnh, thay đổi nội dung công nghệ đã được thẩm định; hoạt động kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai, thực hiện; nội dung giải trình về công nghệ và nội dung thẩm định về công nghệ tương ứng với từng giai đoạn quyết định chủ trương và giai đoạn quyết định đầu tư dự án; trách nhiệm của các cơ quan trong việc thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ để trình Chính phủ ban hành.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho biết, trong thời gian tới, bộ sẽ phối hợp với các cơ quan hữu trách để điều chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để có hành lang pháp lý đồng bộ về công tác thẩm định công nghệ trong dự án đầu tư; xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với việc kiểm soát thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng nội dung sửa đổi Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN và đang phối hợp với Bộ Công thương đưa vào Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý ngoại thương.
Nội dung sửa đổi Thông tư tập trung vào việc: Quy định tiêu chí nhập khẩu chung là tuổi thiết bị không quá 10 năm, riêng đối với lĩnh vực cơ khí, tuổi không quá 20 năm. Đối với các ngành, lĩnh vực khác, giao các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng tiêu chí và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với dự án đầu tư mới, đầu tư dịch chuyển cả nhà máy từ nước ngoài (chủ yếu là từ Nhật Bản, Hàn Quốc) sang Việt Nam, không áp dụng tiêu chí tuổi của máy móc, thiết bị mà kiểm soát thông qua công nghệ áp dụng và chất lượng, hiệu suất còn lại của thiết bị được giám định tại nước ngoài, trước khi đóng gói, nhập khẩu. Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự thủ tục cho phép nhập khẩu thiết bị đối với trường hợp đặc biệt (tuổi thiết bị vượt quá 10 năm).