Đẩy mạnh XNK hai chiều Việt – Nhật
Xuất siêu 1,39 tỷ USD kể từ đầu năm | |
Thay đổi để nâng cao chất lượng |
Có thể kể đến như kiểm tra mẫu thông quan đối với các mẫu trọng lượng 5 kg, hay việc cấp chứng chỉ quy chuẩn trong thực phẩm nhập khẩu… theo ghi nhận từ phía các DN Nhật Bản, là đã được cải thiện…
Tuy nhiên, vẫn còn một số khúc mắc về kiểm nghiệm bổ sung trong việc đánh giá tính hợp quy của sản phẩm; website đăng ký công bố hợp quy đối với thực phẩm thường xuyên bị sự cố; tần suất và thời gian kiểm dịch động thực vật quá nhiều…
Phần lớn các mặt hàng nông sản chất lượng cao đã bắt đầu được xuất khẩu sang Nhật Bản |
Về thuốc bảo vệ thực vật, vị đại diện Nhật cũng đưa ra ví dụ: một DN tại Đà Lạt đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là cyhalothrin do nhà sản xuất châu Âu sản xuất, nhưng khi nhờ các cơ quan chức năng kiểm tra thành phần thì phát hiện trong thuốc có chứa hoạt chất chlorpyrifos không được ghi trên bao bì. Vì thế, sản phẩm không thể xuất khẩu được vào các quốc gia có quy định hạn chế sử dụng hoạt chất chlorpyrifos…
Theo đại diện JETRO, có một số DN Nhật Bản hiện đang đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đà Lạt với các kỹ thuật và phương thức quản lý sản xuất hiện hành tại quốc gia này. Phần lớn các mặt hàng nông sản chất lượng cao này để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây, đã bắt đầu được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Đặc biệt, tại Đà Lạt có thể sản xuất quanh năm các mặt hàng nông sản không thể có vào mùa đông tại Nhật, nên khu vực này có tiềm năng trở thành vùng sản xuất nông sản xuất khẩu trọng điểm cho thị trường Nhật Bản. Nhưng vì không thể làm các thủ tục hải quan để xuất khẩu nông sản tại sân bay quốc tế Liên Khương (Đà Lạt), nên phải vận chuyển về TP. HCM để đưa sang Nhật.
Chính vì mất nhiều thời gian vận chuyển, độ tươi ngon của nông sản bị giảm sút, cùng với việc chi phí vận chuyển được tính vào giá bán cuối cùng, nên điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của Đà Lạt trên thị trường quốc tế.
Ông Đào Duy Tám, Trưởng phòng Cục Giám sát quản lý về Hải quan cho rằng, sân bay Liên Khương đang tiếp nhận các chuyến bay từ Đà Lạt qua Hàn Quốc, Thái Lan, Vũ Hán (Trung Quốc), các DN của JETRO cần làm việc trực tiếp với cơ quan Hải quan, sân bay Liên Khương để có giải pháp cụ thể.
Đại diện Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện nay Chính phủ đang tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DN xuất và nhập khẩu. Cho nên, nếu các DN có những khó khăn mà địa phương không thể giải quyết thì có thể gửi lên cơ quan cấp trên. “Chúng tôi tuân thủ theo đúng các quy định nên không có chuyện làm khó cho DN”, ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Bộ NN&PTNT khẳng định.