Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính toàn diện của phụ nữ dân tộc thiểu số
WB ủng hộ NHNN trong triển khai tài chính toàn diện | |
Tối đa hóa những lợi ích mà tài chính toàn diện mang lại | |
Việt Nam nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện |
Theo Biên bản ghi nhớ ký kết, hai bên sẽ chọn lọc, đào tạo, hướng dẫn 6 Nhóm cổ phần tài chính tự quản (CPTCTQ) tại 2 xã Thanh Nưa và Hua Thanh, tỉnh Điện Biên sử dụng Ví Việt phục vụ cho các mục đích như: mua bán cổ phần trong nhóm, chuyển tiền, cho vay, huy động và các tiện ích khác.
Tại 2 xã hiện đang có hơn 30 nhóm CPTCTQ gồm 900 thành viên là người dân tộc Thái có thu nhập thấp và không ổn định (từ 1 đến 3 triệu đồng/tháng). Theo cuộc khảo sát của LienVietPostBank và Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam vào tháng 8/2017 tại 2 xã trên, thành viên các nhóm CPTCTQ đã thành thạo với hình thức tiết kiệm và cho vay tự quản.
Chương trình thử nghiệm này được Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đề nghị LienVietPostBank tham gia trong khuôn khổ Dự án “Liên kết vì tài chính toàn diện cho phụ nữ dân tộc thiểu số” (FinLINK) hiện do CARE tại Việt Nam triển khai với sự tài trợ từ Visa Inc.
Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ ngân hàng chính thống thông qua nền tảng điện thoại di động.
Chương trình hợp tác dự kiến thí điểm từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2017 tại tỉnh Điện Biên, sau đó sẽ mở rộng nếu đạt được lợi ích xã hội của cả hai bên về mở rộng việc tiếp cận dịch vụ tài chính chính thống, gia tăng năng lực tiết kiệm và kinh doanh cá nhân cho nhóm khách hàng là phụ nữ dân tộc thiểu số.