Thêm sản phẩm tín dụng hỗ trợ
Sacombank dành nhiều ưu đãi cho chủ thẻ trong "Tháng thẻ tín dụng" | |
Sự cần thiết trao đổi thông tin tín dụng | |
Hà Nội: Tín dụng tăng 4,8% trong 4 tháng đầu năm |
Đánh vào tâm lý nhà xuất khẩu
Đầu tháng 5 vừa qua, HDBank công bố một sản phẩm tín dụng hỗ trợ các DNXK với lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Theo đó, từ nay đến tháng 10/2016, các nhà XK có nguồn thu bằng ngoại tệ (chủ yếu USD) sẽ được NH này xem xét cho vay vốn từ 1-100 tỷ đồng, với lãi suất chỉ 3,5%/năm trong thời hạn tối đa 6 tháng.
Việc giới hạn đối tượng vay là các DN có nguồn thu bằng ngoại tệ có thể hiểu rằng khi cho vay vốn theo sản phẩm tín dụng này, NH sẽ giải ngân cho DN bằng tiền đồng để DN sử dụng trong các hoạt động thu mua nguyên liệu chế biến hàng XK, hoặc trang trải các chi phí đầu vào trong sản xuất. Sau khi có nguồn thu ngoại tệ từ các đơn hàng XK, bên vay vốn sẽ bán lại USD cho NH để trả nợ.
Cho vay bằng công cụ hoán đổi tiền tệ bao giờ NH cũng cộng thêm một mức phí để giảm thiểu rủi ro tỷ giá |
Cách làm này mặc dù không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay lại gây được sự chú ý mạnh của các nhà XK. Bởi thực tế từ 1/4/2016 thực hiện theo những quy định tại Thông tư 24/2015 của NHNN, các TCTD đã không còn cho vay ngoại tệ đối với các DN có nhu cầu vay ngoại tệ thanh toán nội địa (hoán đổi ra tiền đồng) trang trải chi phí sản xuất trong nước. Các DN muốn có vốn để thu mua nguyên liệu, trang trải chi phí hoạt động kinh doanh thì bắt buộc phải vay VND với lãi suất tối thiểu 6-7%/năm.
Ghi nhận thực tế hơn một tháng qua, nhiều hiệp hội ngành hàng đã có văn bản kiến nghị NHNN cho phép các DNXK tiếp tục được vay USD nhằm tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, NHNN giữ vững quan điểm hạn chế một phần tín dụng ngoại tệ theo lộ trình chống đô la hóa.
Chính vì vậy, việc đưa ra những sản phẩm tín dụng hỗ trợ DNXK theo cách thức mà một số NHTM đang thực hiện được xem như là mở ra một cửa gián tiếp để các DN có thể tiếp tục vay USD trên danh nghĩa VND. Cách thức này đánh trúng vào tâm lý “khát” vốn rẻ ngắn hạn của hàng nghìn DN lĩnh vực xuất khẩu đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường.
Cơ hội tiết giảm chi phí lãi vay
Thời điểm 7-8 năm trước nhiều NHTM đã áp dụng hình thức này để giảm chi phí lãi vay cho lĩnh vực XK. Các NH mặc dù giải ngân cho DN bằng nội tệ nhưng khoản tiền này được xem như là một khoản USD danh nghĩa và chịu lãi suất tương đương với lãi suất vay USD. Khi DN thu ngoại tệ về sẽ quy đổi ra VND để trả nợ cho NH dưới hình thức bán USD. Điều này đồng nghĩa rằng NH cho vay bằng tiền đồng nhưng “thu nợ” bằng USD.
Hợp đồng vay dù bằng tiền đồng nhưng được tính lãi suất USD, khi đến hạn NH sẽ thu cả gốc và lãi tương tự cho vay đô la, qua công cụ phái sinh mua bán ngoại tệ. Khi DN bán USD để trả nợ thì NH có thể dùng khoản ngoại tệ này bán cho các nhà nhập khẩu. Hình thức cho vay tiền đồng lãi suất USD hiện nay sẽ không có rủi ro gì cho bên vay nếu chính sách tỷ giá hối đoái không có thay đổi.
Cụ thể, trước đây với chính sách tỷ giá cam kết biên độ biến động tỷ giá không quá 2%/năm. Các DN vay vốn theo hình thức này gần như yên tâm rằng tỷ giá sẽ không lên quá cao vào thời điểm tất toán hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay với chính sách tỷ giá trung tâm, không còn đóng khung ở một biên độ nhất định và NHNN cam kết giữ ổn định, do vậy các DN phải đặt cược nhiều hơn vào diễn biến hàng ngày trên thị trường ngoại tệ. Vì thế, muốn chắc chắn khả năng giảm thiệt hại do tỷ giá thì các DN phải mua thêm các sản phẩm phái sinh, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Theo ghi nhận từ NHNN, từ thời điểm áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm (4/1) đến nay, vùng biến động tỷ giá vẫn đang xoay quanh mức trên dưới 1%. Giới phân tích cho rằng trong năm 2016 nhiều khả năng tỷ giá VND/USD sẽ biến động khoảng 4-5%. Nếu những dự báo trên diễn ra phù hợp thực tế từ nay đến cuối năm thì các DN vay vốn từ các sản phẩm hoán đổi tiền tệ, các DN sẽ có cơ hội tiết giảm được khá nhiều chi phí lãi vay nếu có bảo hiểm tỷ giá. Bởi với lãi vay 3,5%/năm như của HDBank, chỉ bằng nửa lãi suất vay ngắn hạn VND thông thường.
Như vậy, nếu so sánh với việc vay vốn thông thường bằng VND, lựa chọn vay hoán đổi tiền tệ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí lãi vay hơn.