Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có ảnh hưởng thế nào?
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung có thành? | |
Mỹ để ngỏ khả năng kéo dài thời hạn chót tăng thuế với hàng Trung Quốc |
Gần đây, giới quan sát thị trường nhận định rằng, có thể các nỗ lực của Washington về thương mại hơn 2 năm vừa qua sẽ bị lãng phí nếu không đạt được những thỏa thuận cần thiết với Trung Quốc.
Kể từ khi chính quyền của Tổng thống Trump chính thức hoạt động vào tháng 1/2017, nước Mỹ đã đối mặt với thâm hụt thương mại trao đổi hàng hóa với phần còn lại của thế giới lên đến 1,6 nghìn tỷ USD và một nửa trong số đó - khoảng 760 tỷ USD có liên quan đến Trung Quốc.
Trong suốt khoảng thời gian đó, sự tập trung quá mức vào Trung Quốc đã đào sâu thêm khoản thâm hụt trị giá 670 tỷ USD của nước Mỹ trong lĩnh vực thương mại với châu Âu, Mexico, Canada và Nhật Bản - các thị trường chiếm khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang kêu gọi nước Mỹ là hãy hợp tác và Washington không nên quá bận tâm về điều đó mà hãy bắt tay với Bắc Kinh vì một mối quan hệ có nhiều quyền lực.
Sự sụt giảm của kinh tế Trung Quốc là khó tránh khỏi |
Trong suốt một năm qua, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ vẫn tiếp tục tăng có thể sẽ là bằng chứng ủng hộ cho nhận định về sự vô nghĩa trong các nỗ lực thương mại Mỹ - Trung.
Trung Quốc đã phải đối đầu với nước Mỹ trong các cuộc đàm phán tại Nhà Trắng với những thông điệp về sự hợp tác cùng có lợi, không nên quyết định vội vàng, cụ thể như vấn đề thuế quan… nhưng trong khi đó vẫn tiếp tục gia tăng khoảng 500 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang nước Mỹ trong năm 2018. Đồng thời, Trung Quốc tin rằng, thặng dư thương mại với nước Mỹ - tăng, khoảng 14% so với năm 2017 là có thể chấp nhận được và Bắc Kinh sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ doanh thu khổng lồ từ các hoạt động đầu tư và thương mại vào nước Mỹ.
Tuy nhiên đây chỉ là sách lược của Trung Quốc, nước Mỹ hiển nhiên sẽ không đồng tình. Cuộc đụng độ hiện nay đang đem đến những bất ngờ cho giới quan sát của Mỹ khi họ cho rằng những vấn đề thương mại gần như là được tách khỏi các vấn đề khác trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Ngược lại, Trung Quốc lại xem thương mại là vấn đề siêu chính trị và an ninh nên quá trình đàm phán thương mại vẫn được Bắc Kinh xem là một cuộc đấu tranh sinh tồn.
Trong bối cảnh hiện nay, giới quan sát đều đang hướng tới một câu hỏi là liệu sẽ có thêm những cuộc đối thoại phù hợp giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc điều chỉnh dòng chảy thương mại, tài chính và đầu tư? Và sẽ có thêm nhiều tín hiệu mới trong các yêu cầu của Mỹ đối với cải cách cơ cấu của Trung Quốc để bảo vệ sở hữu trí tuệ, trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp và chuyển giao công nghệ bắt buộc? Và với những phân tích về thế trận thương mại hiện nay, họ cho rằng thị trường sẽ không cần phản ứng thái quá, các thỏa thuận thương mại với Europe, Mexico, Canada và Nhật Bản sẽ quan trọng hơn nhiều đối với nước Mỹ hiện nay.
Ngoài ra hiện cũng đã xuất hiện nhiều quan ngại về việc các nhà hoạch định chính sách đang tập trung quá nhiều vào một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Những vòng đàm phán có thể gây thất vọng thị trường, và ngay cả khi xuất hiện những dự đoán lạc quan nhất thì cũng không thể thay đổi xu hướng tăng trưởng toàn cầu sẽ suy yếu trong năm 2019. Xu hướng này hiện không phải hoàn toàn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung quyết định mà chủ yếu là do sự bão hòa nợ và các tín hiệu cuối một chu kỳ.
Theo Viện Tài chính quốc tế, dư nợ toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, chiếm khoảng 300%/GDP toàn cầu trong khi đó tăng trưởng năng suất lao động lại rất thấp ở các nước phát triển, điều đó có nghĩa là mỗi một đơn vị nợ tăng thêm sẽ không đem lại giá trị tăng trưởng như mong đợi trong khi đó năng lực dư thừa lại cản trở đầu tư và thương mại. Bên cạnh đó, lãi suất thấp và tính thanh khoản cao cũng tạo ra những thiệt hại liên quan đến tài sản thế chấp.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây của Văn phòng Kinh tế quốc gia Mỹ đã cho rằng các chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh đã làm gia tăng sự tập trung thị trường, làm giảm tính năng động, nới rộng hơn khoảng cách về năng suất lao động giữa các ngành và tăng trưởng năng suất chậm hơn. Đồng thời thất bại trong việc bình thường hóa chính sách tiền tệ trong năm vừa qua và cả nguy cơ của năm nay đang gửi đến thông điệp về các tín hiệu kinh tế sẽ xấu đi.
Tóm lại những vấn đề này khó có thể được giải quyết cơ bản nhờ có một thỏa thuận thương mại giữa hai cường quốc lớn. Sự sụt giảm của kinh tế Trung Quốc là không thể tránh khỏi và những dự báo về sự chậm lại của kinh tế Mỹ cũng là hợp lý sau một chu kỳ mở rộng dài nhất trong lịch sử. Một thỏa thuận thương mại mới chỉ có thể có ảnh hưởng cận biên đến kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ.