Tín dụng chính sách kết nối chính quyền với người dân
Cẩm Lệ: Gần 290 tỷ đồng cho vay các chương trình tín dụng chính sách | |
Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội ở Hưng Yên | |
Tập trung các nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội |
Cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ được đánh giá là khá hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay đơn vị đang quản lý hơn 1.000 tỷ đồng của NHCSXH, tăng gần 100 tỷ đồng so với đầu năm, với gần 30.000 hộ đang vay vốn các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cân nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay tín dụng học sinh sinh viên, cho vay tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay nhà ở xã hội…
Giải ngân vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Bình Dương |
Theo bà Hồng, để quản lý vốn hiệu quả, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về tín dụng chính sách xã hội. Đơn vị đã vận động hội viên phụ nữ tham gia Cuộc thi viết tìm hiểu nghiệp vụ Ngân hàng Chính sách giỏi; tổ chức hội thi, diễn tiểu phẩm giữa các thành viên tổ tiết kiệm vay vốn tìm hiểu về tín dụng chính sách xã hội; phối hợp các ngành mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội nắm được quy trình cho vay và trách nhiệm, nội dung công việc thực hiện ủy thác. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền gắn với các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; phong trào phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; phát động Ngày Phụ nữ sáng tạo…
Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã điều kiện cho đơn vị thực hiện tốt hơn chức năng chăm lo quyền lợi cho phụ nữ, tổ chức Hội được củng cố, phát triển, cơ chế cho vay qua tổ thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay, kết hợp chặt chẽ giữa cung cấp vốn với hướng dẫn cách làm ăn và tuyên truyền nâng cao kiến thức kỹ năng cho phụ nữ, giúp chị em tự chủ phát triển kinh tế, góp phần cùng với tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Đánh giá về vai trò của tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Hà Minh Trung, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho rằng, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền đã phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương và các tổ chức chính trị - xã hội chủ động trong tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Từ đó thực hiện tốt các công việc NHCSXH Bình Dương; lồng ghép được các nội dung ủy thác với các chương trình, dự án và hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị-xã hội.
Với phương pháp, cách tiếp cận mới, đa chiều, ông Trung cho rằng công tác giảm nghèo bền vững hiện nay đòi hỏi phải có nhận thức mới, cách làm mới, mang tính toàn diện và có chiều sâu hơn. Các chính sách hỗ trợ, giải pháp thực hiện phải mang tính đồng bộ, hiệu quả. Đa dạng sinh kế, cải thiện thu nhập phải gắn với nâng cao điều kiện, chất lượng cuộc sống của người nghèo. Với ý nghĩa đó, hiện nay, tính dụng chính sách xã hội là công cụ phù hợp, hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với đối tượng thụ hưởng, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.
Tất cả những điều trên có thể khẳng định rằng phương thức ủy thác cho vay tín dụng chính sách thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đang phát huy hiệu quả rất tích cực tại Bình Dương. Điều này cũng đồng nghĩa rằng việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Bình Dương những năm vừa qua là rất đáng ghi nhận. Từ đầu mối là nguồn vốn tín dụng chính sách, địa phương đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cả xã hội tham gia vào các chương trình cho vay, giải ngân vốn. Từ đó góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.