Trung Quốc khẳng định sẽ đáp trả "đòn" thuế quan của Trump
Hôm thứ Năm, Trump tuyên bố ông sẽ áp thuế thêm 10% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá hơn 300 tỷ USD, một động thái được đánh giá là sẽ đánh vào tiêu dùng tại Mỹ trực tiếp hơn so với các mức thuế ông đưa ra trước đó với hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế mới theo kế hoạch sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/9 tới, với một danh sách dài các hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm cả điện thoại thông minh, máy tính xách tay và quần áo trẻ em.
“Trung Quốc phải làm rất nhiều việc để xoay chuyển vấn đề”, ông Trump nói trong một sự kiện vào thứ Sáu. “Thành thật mà nói nếu họ không làm điều gì đó thì tôi luôn có thể tăng thuế lên cao hơn”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Trong khi đó, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying nói tại một cuộc họp thường kỳ ở Bắc Kinh vào thứ Sáu: “Nếu Mỹ thực hiện các mức thuế bổ sung, Trung Quốc chắc chắn sẽ có các biện pháp đối phó cần thiết”. Bà Hua Chunying không nói rõ về các biện pháp Trung Quốc áp dụng sẽ là những gì.
“Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ áp lực, đe dọa hoặc đòi hỏi nào và không thỏa hiệp thỏa hiệp với bất kỳ vấn đề nào không có tính nguyên tắc”, Hua Chunying nói.
Chỉ số S&P 500 giảm ngày thứ 5 liên tiếp, ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất trong năm. Chỉ số Stoxx Europe 600 cũng sụt giảm, cũng như thị trường chứng khoán ở châu Á. Đồng nhân dân tệ trao đổi trên thị trường ngoại hối tiến sát mức thấp kỷ lục.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV, đã xác nhận chính quyền đang lên kế hoạch áp thuế thêm 10% đối với một số hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 1/9, nhưng cũng gợi mở có một cơ hội để điều này không diễn ra. “Nhiều điều tốt đẹp hoàn toàn có thể xảy ra trong vò
“Người tăng thuế” trở lại
Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mối đe dọa đánh thuế cao hơn với tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đánh dấu sự leo thang lớn nhất từ trước đến nay của chính quyền Trump về thuế quan, một kết thúc bất ngờ cho một thỏa thuận “đình chiến” đạt được khi Trump gặp Tập Cận Bình, người đồng cấp Trung Quốc, ở Osaka vào cuối tháng Sáu.
Các quan chức ở Bắc Kinh đã sững sờ trước thông báo của Trump, theo nguồn tin từ người từng tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại phía Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi vào sáng thứ Sáu đã có phản ứng chính thức đầu tiên về sự leo thang của Trump.
“Áp dụng mức thuế mới hoàn toàn không phải là giải pháp phù hợp trong quan hệ thương mại vốn đang căng thẳng”, ông nói với một đài truyền hình địa phương của Trung Quốc trong dịp tham dự một cuộc họp của Asean tại Bangkok.
Mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang phản ánh tác động của nó trong dữ liệu kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ, đứng sau Mexico và Canada, trượt khỏi vị trí hàng đầu vào năm 2018. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đã tăng trong tháng 6, lên mức cao nhất của 5 tháng, bất chấp nỗ lực của Trump để thu hẹp.
Phản ứng của Trung Quốc khá khó đánh giá khi sự thật là những lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị có cuộc gặp trong tuần này tại khu nghỉ mát bên bờ biển Beidaihe cho hội nghị chính sách thường niên kéo dài hai tuần. Các quan chức này sẽ vắng mặt trước công chúng để bàn luận riêng về chính sách.
“Đối với người Trung Quốc, Trump đang mất đi sự tín nhiệm cuối cùng, và liệu cuộc đàm phán thương mại tiếp theo dự kiến diễn ra vào tháng 9 có tiếp tục tiến hành chính là câu hỏi lúc này”, ông Zhou Xiaoming, cựu quan chức và nhà ngoại giao của Bộ Thương mại cho biết. “Thỏa thuận hay không có thỏa thuận, Trung Quốc đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất”.
Trong một tweet, Trump nói rằng Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa mà Tập Cận bình đưa ra ở Osaka về việc mua hàng nông sản của Mỹ và ngăn chặn việc xuất khẩu chất hướng thần fentanyl bất hợp pháp. Tổng thống Mỹ sau đó nói với các phóng viên rằng ông quan tâm chút nào đến phản ứng tiêu cực từ các thị trường.
Giảm mua
“Tôi nghĩ họ sẽ muốn cố gắng để đạt thỏa thuận với chúng tôi, nhưng tôi cũng không chắc”, ông Trump nói vào tối thứ Năm ở Cincinnati. “Chừng nào chưa đạt được một thỏa thuận, chúng ta sẽ đánh thuế mọi thứ ra khỏi Trung Quốc”.
Trump đã nhiều lần phàn nàn rằng Trung Quốc đã không thực hiện việc mua nông sản số lượng lớn mà ông đã yêu cầu Tập Cận bình hứa khi hai bên gặp nhau ở Osaka, nhưng những gì thực sự được hứa hẹn chưa bao giờ được công khai và cách giải thích của hai bên dường như khác nhau.
Việc Trung Quốc mua hàng từ nông dân Mỹ đã giảm rõ rệt trong năm qua, với việc mua đậu nành giảm trong nửa đầu năm nay xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Trong hai tuần qua, Trung Quốc đã phê duyệt việc mua tới 3 triệu tấn đậu nành, 50.000 tấn bông, cộng với thịt lợn, ngô và lúa miến từ Mỹ như là một phần của các biện pháp thiện chí.
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra tại Thượng Hải cuối tháng 7. |
Không đủ
Sáu người hiểu rõ các cuộc thảo luận thương mại Mỹ - Trung nói rằng trong các đàm phán với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tại Thượng Hải vào đầu tuần này, phía Trung Quốc đã không đưa ra đề xuất mới so với những gì hai bên đạt được hồi tháng Năm. Điều đó khiến các cuộc đàm phán không thể thoát khỏi tình trạng bế tắc, và chinh quyền Tổng thống Trump trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm thứ Năm đã quyết định tăng thêm áp lực đối với Bắc Kinh.
Trump cho biết không có kế hoạch đảo ngược quyết định được đưa ra tại Osaka rằng Mỹ cho phép nhiều hơn các nhà cung cấp sản phẩm không nhạy cảm của Mỹ bán hàng cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies Co.
Trong một loạt các tweet công bố mức thuế mới, Trump đã để ngỏ cơ hội cho các cuộc đàm phán tiếp theo. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục cuộc đối thoại tích cực với Trung Quốc về một thỏa thuận thương mại toàn diện và cảm thấy rằng tương lai quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ rất tươi sáng!”, ông nói.
Cả Trung Quốc và Mỹ sau cuộc đàm phán tuần này đều nói rằng các nhà đàm phán tiếp theo của họ sẽ tổ chức ở Washington vào đầu tháng 9. Những nguồn tin thân chính quyền cho biết hai bên vẫn đang lên kế hoạch cho cuộc đàm phán nói trên.
“Khi các tweet của Trump trở thành thực tế chính sách, chúng ta chỉ còn cách chờ đợi một phản ứng đáp lại từ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ phải đối mặt với thuế suất cao hơn. Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ giẫm lên chân mình bằng việc làm khó các công ty Mỹ hoặc bán ra trái phiếu Kho bạc Mỹ”. Tom Orleansik và Carl Riccadonna, chuyên gia kinh tế của Bloomberg. |
Nhưng họ cũng nói rằng tổng thống và các cố vấn của ông ngày càng cảnh giác với những gì dường như thể hiện Trung Quốc nỗ lực nhằm kéo dài cuộc đàm phán vào năm tới, nhằm hướng tới một sự thay đổi chính quyền có thể xảy ra sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Vấn đề này, theo họ, chỉ bắt đầu xuất hiện kể từ sau cuộc gặp tại Osaka và Trung Quốc chưa hoàn thành lời hứa sẽ đẩy mạnh mua nông sản của Mỹ, mà cuộc thương thuyết tại Thượng Hải đã xác nhận điều đó.
Trung Quốc nhất quán rằng họ muốn tất cả các mức thuế phải được dỡ bỏ như một phần của thỏa thuận. Theo một nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận, các nhà đàm phán Trung Quốc tại Thượng Hải khẳng định rằng điều đó sẽ phải được thực hiện trước khi họ thực hiện bất kỳ cải cách nào, điều mà Mỹ tuyên bố sẽ không cam kết.
Động thái tăng thuế quan ngay lập tức dẫn tới phản ứng tức giận từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, những người đang thúc đẩy Trump chấm dứt một cuộc thương chiến mà họ thấy ngày càng đè nặng lên nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho biết họ sẽ công bố danh sách các sản phẩm chính thức cuối cùng sẽ nhận mức thuế cao hơn trong những ngày tới.
Các nhà phân tích cho biết quyết định đi ngược với thỏa thuận ngừng bắn ở Osaka cho thấy mức độ tuyệt vọng của chính quyền Mỹ khi nỗ lực buộc Trung Quốc cam kết cải cách kinh tế nhưng không đi đến đâu.
“Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã thất bại và Trump đang nhân đôi chiến lược thất bại”, Edward Alden, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, nói. “Phần lớn mục đích của thuế quan là buộc Trung Quốc phải thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Nhưng thuế quan đã không làm được điều đó. Trung Quốc đã chuẩn bị để đối đầu với những khó khăn thay vì thực hiện những thay đổi mà Mỹ muốn”.